Giá cả và sản lơng cà phê xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đây mạnh hoạt động kinh doanh XK ở Cty TMHữu nghị 2 (Trang 29 - 33)

2.2.1. Sản l ợng cà phê xuất khẩu.

Trong những năm vừa qua, sản lợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng chiến lợc của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tơng đối cao. Hiện nay cà phê đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản (chiếm khoảng 20%).

Bảng 10: Kết quả xuất khẩu cà phê qua các năm

Chỉ tiêu Niên vụ

Sản lợng xuất khẩu

(tấn)

Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn) Trị giá (1.000 USD) 1995/1996 158.520 1.430,6 226.790 1996/1997 212.038 2.632,9 558.280 1997/1998 232.756 1.814,9 422.436 1998/1999 346.000 1.198 414.556 1999/2000 390.405 1.521,6 594.035 2000/2001 483.023 1.211,2 585.028

Nguồn: Bộ Thơng mại - Báo cáo xuất khẩu cà phê hàng năm.

Nhìn bảng trên ta thấy sản lợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm (với tốc độ 20%). Trớc năm 1989 chúng ta chủ yếu trao đổi cà phê với các nớc Đông Âu và Liên Xô cũ theo Nghị định th của Chính phủ đã ký kết, do đó hiệu quả xuất khẩu không cao, sản lợng thấp nên giá trị kim ngạch xuất khẩu không đáng kể so với các ngành kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân. Sau đó, do tác động của công cuộc đổi mới nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng, đã làm thay đổi lớn bộ mặt của ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam. Năm 1989 là năm thực sự cởi trói cho hoạt động ngoại thơng của ta với hàng loạt

các chính sách biện pháp về đa phơng hoá thị trờng xuất khẩu, về đa dạng hoá mặt hàng và các thành phần kinh tế tham gia trao đổi buôn bán với nớc ngoài và điều cốt yếu là việc thay đổi tỷ giá hối đoái đã góp phần nâng cao sản lợng của các loại hàng hoá xuất khẩu.

Giai đoạn 1992-1997 thì cả sản lợng và kim ngạch xuất khẩu của ta đều tăng mạnh. Về sản lợng xuất khẩu tăng 2,76 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng 8,2 lần. Nhờ sản lợng xuất khẩu cà phê liên tục tăng lên đã cải thiện một cách đáng kể vị trí của nớc ta trên thị trờng quốc tế. Theo thống kê của tổ chức cà phê thế giới (ICO):

- Năm 1982, Việt Nam xuất khẩu 60.000 bao, chiếm 0,1% lợng xuất khẩu toàn thế giới, đạt gần 5 triệu USD.

- Năm 1987, xuất khẩu 433.000 bao chiếm 0,6% lợng xuất khẩu toàn thế giới và đứng thứ 25 trong các nớc xuất khẩu cà phê.

Sau 10 năm 1999 Việt Nam đã xuất khẩu xấp xỉ 6,5 triệu bao, chiếm 7,7% l- ợng xuất khẩu của toàn thế giới, đạt kim ngạch 594 triệu USD. Đứng thứ 3 thế giới sau Brazil và Colombia và đứng đầu các nớc xuất khẩu cà phê Robusta và chiếm thị phần tới 29% thị phần cà phê Robusta thế giới. ở trong nớc thì cà phê cũng ngày càng trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo.

2.2.2. Giá cả cà phê xuất khẩu.

- Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới:

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua còn thấp so với giá cà phê cùng loại xuất khẩu trên thị trờng thế giới 50-70 USD/tấn, có thời điểm thấp hơn tới 100 USD/tấn.

Thông thờng giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam thấp hơn giá bán cà phê cùng loại theo kỳ hạn tại thị trờng Luân Đôn từ 150-170 USD/tấn (mức chuẩn th- ờng sử dụng để so sánh đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của ta hàng năm) và giá tốt. Nhng có đơn vị đã xuất thấp hơn tới 250 USD/tấn. Sau đó Việt Nam đã có cuộc họp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu, sau khi họp thì giá xuất khẩu cà phê của ta thu hẹp đợc khoảng cách còn lại 170 USD/tấn so với giá thị trờng Luân Đôn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do có nhiều văn phòng đại diện cơ quan nớc ngoài có ngời Việt Nam làm thuê đã làm môi giới tranh mua cà phê trong nớc, muốn bỏ chế độ dẫn mối xuất khẩu cà phê nên có nhiều doanh nghiệp cha có kinh nghiệm xuất khẩu cà phê cũng tham gia xuất khẩu cà phê. Mặt khác có các doanh nghiệp trong nớc có hiện tợng ép giá mua, hoặc lấy chi phí xuất khẩu uỷ thác quá cao thu lợi cho doanh nghiệp, làm ngời trồng cà phê bị thiệt phải

bán với giá thấp.

- ảnh hởng của giá cà phê xuất khẩu đến giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh tín hiệu đáng mừng về tăng sản lợng xuất khẩu, chúng ta cần để ý tới một thực trạng khác đó là trong những năm gần đây sản lợng xuất khẩu tăng nhng kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Có hiện tợng nghịch lý này là do sự biến động của giá cả cà phê xuất khẩu.

Theo số liệu tổng hợp thì năm 1994 là năm giá cà phê xuất khẩu thấp nhất 750 USD/tấn. Sau đó liên tục tăng, năm 1995 ở mức 1.200 USD tấn, đỉnh cao vào năm 1997 ở mức 2.600 USD/tấn và hiện nay chỉ còn 7.600 USD/tấn. Tính bình quân trong vòng 8 năm của thập kỷ 90 thì giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam là 1.500-1.550 USD/tấn. Nguyên nhân của sự biến động giá này là do ảnh hởng bởi sản lợng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Brazil, nớc đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê (khoảng 30%).

Biểu đồ: Diễn biến giá cà phê xuất khẩu bình quân qua các năm

(FOB-Thành phố HCM)

Do giá cà phê xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào sản lợng và sản lợng lại phụ thuộc vào thời tiết nên giá cả cà phê xuất khẩu biến động mạnh là điều hay xảy ra. Điều đặt ra ở đây là chúng ta phải chủ động đối phó với nó chứ không nh những năm trớc các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam rất lúng túng khi giá cà phê xuất khẩu biến động. Lấy ví dụ: năm 1994, sau khi giá cà phê hạ xuống 600 USD/tấn rồi tăng dần và đột ngột lên tới 4.00 USD/tấn đã làm cho các nhà xuất

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Giá Năm

khẩu Việt Nam phải tiếc “ngẩn ngơ” vì đã bán với giá 2.000 USD/tấn trớc đó. Vụ cà phê 1998-1999 khi giá cà phê trên thị trờng thế giới tăng mạnh, giá xuất khẩu có lúc lên đến 2.400-2.500 USD/tấn FOB, nhng lợng cà phê còn lại không đáng kể.

Giá cả là yếu tố ảnh hởng mang tính quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh cà phê của ta, làm cho kim ngạch thu đợc hàng năm không ổn định. So với các loại cây trồng khác, thì cà phê tuy là cây công nghiệp dài ngày nhng cũng rất nhạy bén với yếu tố giá cả. Giá cà phê trong nớc chịu ảnh hởng lớn với giá cà phê thế giới. Những năm qua giá cà phê trên thế giới biến động mạnh đã có thời kỳ giá cà phê thế giới lên đến 4.000 USD/tấn nhân (năm 1996) và có thời điểm chỉ còn 600-700 USD/tấn và giá cà phê trong nớc có lúc chỉ còn dới 10 nghìn đồng/Kg (nh hiện nay 3/200). Giá cà phê trên thị trờng thế giới biến động không giống nh các mặt hàng nông sản khác. Nó khác ở chỗ là các mặt hàng nông sản chỉ biến động trong một khoảng thời gian nhất định, còn giá cà phê biến động linh hoạt từng ngày, có những ngày đến ba, bốn giá vì thị trờng luôn bị biến động bởi những luồng thông tin khác nhau, mang tính chiến thuật phục vụ cho mục đích đầu cơ hoặc giải phóng tồn kho.

Những tác động trên thị trờng cà phê thế giới gây bất lợi lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đặc biệt là trong điều kiện nớc ta vốn chậm nắm bắt những thông tin về thị trờng thế giới, các doanh nghiệp cha quen với những dạng thông tin mang tính chiến thuật nên rất dễ bị bán hớ làm cho ngời xuất khẩu cà phê bị động, thua thiệt do thiếu thông tin thờng xuyên không cập nhật. Biến động giá cả lớn có tác động mạnh mẽ đối với ngời sản xuất và thu gom cà phê Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện thông tin về thị trờng và giá cả bên ngoài còn hạn chế và khó tiếp cận nh hiện nay. Những biến động giá cả lớn gây tâm lý dao động trong ngờng sản xuất và tạo cơ hội để ngời thu mua cà phê gây sức ép với ngời sản xuất.

Còn một thực trạng nữa cũng rất đáng quan tâm đó là không chỉ khi giá xuống thấp thì mới đáng lo ngại mà cả khi giá lên cao thì các nhà xuất khẩu cũng không lãi đợc bao nhiêu thậm chí còn thua lỗ. Điển hình là vụ cà phê 19996/1997, chúng ta đợc cả về sản lợng và giá cả xuất khẩu, ai cũng nghĩ rằng vụ mùa này ngời trồng cà phê và các nhà doanh nghiệp kinh doanh cà phê phải có lãi những thực tế thì hầu hết các đơn vị có lãi không đáng kể thậm chí có đơn vị mất hàng tỷ. Vậy tại sao có tình trạng này?

Tìm hiểu cho thấy, khi giá xuất khẩu cao thì kinh doanh cà phê càng cần nhiều vốn trong khi đó tổng vốn lu động của hầu hết các doanh nghiệp lại nhỏ bé. Vì vậy muốn thu gom cà phê các doanh nghiệp phải vay ngân hàng số tiền lớn, có những

doanh nghiệp chỉ riêng trả lãi cho ngân hàng vụ đó đã là 6 tỷ đồng do vậy làm cho tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ khi giá cà phê càng cao. Bên cạnh đó vì xuất khẩu đợc giá lên trong thời gian đầu các công ty bỏ vốn ra tranh nhau thu mua cà phê với giá cao để xuất khẩu. Nhng khi thu gom xong cà phê thì giá đã chững lại rồi tụt xuống thời cơ đã trôi qua và không bao giờ quay trở lại, do đó nhiều doanh nghiệp đã lỗ nặng do không bán kịp.

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng vấn đề của ngành kinh doanh cà phê không chỉ là thông tin nhanh nhậy, tận dụng đúng thời cơ mà đó còn là vấn đề thiếu vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trờng. Thiếu vốn nghiêm trọng và thiếu thông tin nhạy bén về thị trờng thế giới vẫn luôn là lực cản to lớn làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu của cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đây mạnh hoạt động kinh doanh XK ở Cty TMHữu nghị 2 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w