Kể từ khi thành lập, Vietcombank luôn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư của đất nước. Dù chỉ với mạng lưới chi nhánh không lớn được đặt tại các khu kinh tế trọng điểm và số lượng nhân viên không nhiều nhưng Vietcombank luôn duy trì được thế mạnh trong thanh toán quốc tế, ngoại hối, tài trợ thương mại, huy
động vốn và đầu tư trong nền kinh tế.
- Hoạt động huy động vốn
Trong những năm gần đây, thị phần tiền gửi của Vietcombank luôn duy trì ở mức cao và thường xuyên đứng trong top 3 NH có thị phần lớn nhất. Trong năm 2008, theo thống kê của Công ty cổ phần chứng khoán MHB, thị phần tiền gửi của Vietcombank đạt 13,66% chỉ đứng sau 2 NHTM Nhà nước khác là Agribank/AGB (26,09%), BIDV (14,21%).
Nguồn: MBHS tổng hợp từ Báo cáo tài chính các NH năm 2008
Hình 2.2: Thị phần tiền gửi của VCB so với các NH khác 2008
Năm 2009, tình hình huy động vốn ở hầu hết các chi nhánh của Vietcombank đều đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Tồng nguồn vốn của Vietcombank tính đến ngày 31/12/2009 đạt 255.936 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng gấp đôi so với kế hoạch tăng tưởng năm (11%). Vốn huy động từ thị trường liên NH đạt 61.238 tỷ quy đồng, tăng 71,4% so với năm 2008, trong đó ngoại tệ tăng 1.229 triệu USD (tăng 80,9%). Huy động vốn từ nền kinh tế bằng VND tăng 19,5% so với năm 2008; trong đó huy động vốn từ dân cư tăng gần 30%.
- Hoạt động sử dụng vốn
+ Cho vay:
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc vào loại cao của khu vực, nhu cầu vốn cho phát triển tăng mạnh, môi trường đầu tư được cải thiện, rào cản pháp lý trong hoạt động NH từng bước được dỡ bỏ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của NH nói chung và Vietcombank nói riêng phát triển.
Nguồn: MBHS tổng hợp từ Báo cáo tài chính các NH năm 2008
Hình 2.3: Thị phần cho vay của VCB so với các NH khác 2008
Hoạt động sử dụng vốn của Vietcombank trong các năm qua đã có bước bứt phá mạnh, đáp ứng tích cực nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ CNH-HĐH. Vốn tín dụng của Vietcombank đã đến với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế năm sau cao hơn năm trước.
T `
Nguồn: Báo cáo của Ban điều hành Vietcombank, 2009
Hình 2.4: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Vietcombank 2007-2008-2009
Trong 9 tháng đầu năm 2008, Vietcombank đã xác định và kiên quyết thực thi chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực trọng điểm và hỗ trợ tối đa, thu hẹp cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc chưa thực sự thiết yếu đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực, khách hàng thuộc mục tiêu phát triển. Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank trong năm 2008 chỉ đạt 15,6% so với mức 44% của năm 2007. Đến năm 2009, Vietcombank theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất
lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng…Kết quả, tổng dư nợ tín dụng tăng 25,6% so với 2008 – xấp xỉ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 25% của NHNN và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành NH (37,7%).
Ngoài ra, Vietcombank cũng thực hiện tốt và nghiêm túc các chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt 47.198 tỷ đồng. Doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 151.995 tỷ đồng. Các sản phẩm tín dụng mới thường xuyên được hoàn thiện và triển khai đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng như Kinh doanh tài lộc, Cho vay mua nhà dự án Indochina Plaza, Liên kết mua ô tô Trường Hải, Bảo hiểm tử kỳ Bancassurance…
+ Đầu tư
Đến 31/12/2009, Vietcombank tham gia góp vốn vào 29 đơn vị. Tổng vốn góp đầu tư, liên doanh, mua cổ phần đạt 3.527 tỷ đồng (không bao gồm phần vốn góp vào các công ty trực thuộc), chiếm 29,1% vốn điều lệ.
Vốn góp vào liên doanh với các đối tác nước ngoài chiếm 30,5%, góp vốn cổ phần với các TCTD trong nước chiếm 55,4%, góp vốn cổ phần với các TCKT trong nước khoảng 14,1%. Tổng thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong năm 2009 đạt 454,7 tỷ đồng
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Những năm qua đặc biệt năm 2009 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung cầu ngoại tệ kéo dài. Bám sát diễn biến thị trường quốc tế và trong nước, Vietcombank đã linh hoạt thay đổi lãi suất huy động USD và điều chỉnh tỷ giá mua, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống một cách hợp lý để hạn chế rủi ro đồng thời theo dõi, bám sát tình hình thực tế và nắm bắt cơ hội thị trường, phân tích và dự báo chính xác được xu thế của thị trường. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong những năm qua đã đóng góp một nguồn thu đáng kể cho Vietcombank.
Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ năm 2007 của Vietcombank đạt khoảng 360 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2006. Năm 2008, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ đóng góp vào tổng lợi nhuận của Vietcombank 940 tỷ đồng, bằng 2,65 lần so với năm 2007. Đến năm 2009, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank đã mang về mức lợi nhuận 925 tỷ đồng, đạt 206% so với chỉ tiêu kế hoạch.
- Các hoạt động khác:
+ Kinh doanh thẻ:
Hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank không chỉ được đánh giá cao trong thị trường nội địa mà còn được các tổ chức thẻ quốc tế ghi nhận. Năm 2009, Vietcombank được Tổ chức thanh toán thẻ Visa trao tặng danh hiệu NH dẫn đầu trong top 5 khách hàng quan trọng nhất của Visa tại Việt Nam. Nhiều đề án phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ đã được triển khai, nổi bật như phát hành và thanh toán thẻ EMV cho Visa và MasterCard; triển khai dịch vụ thanh toán thương mại điện tử; dịch vụ thanh toán vé máy bay qua internet; thanh toán trên ví điện tử và thẻ trả trước thông qua điện thoại di động hợp tác với Smartlink và Viettel. Đồng thời, Vietcombank đã triển khai thêm 239 máy ATM, đưa tổng số máy ATM của NH lên tới 1.530 máy (chiếm 15% thị phần), phát triển thêm 1.942 đơn vị chấp nhận thẻ, với 9.700 đơn vị chấp nhận thẻ (chiếm 27% thị phần)…
Tinh đến 31.12.2009, tổng số lượng thẻ do VIetcombank phát hành dẫn đầu thị trường với 4,3 triệu thẻ, chiếm hơn 20% thị phần. Cụ thể, Vietcombank đạt gần 36% thị phần phát hành thẻ quốc tế, 21% thị phần phát hành thẻ nội địa và 33% thị phần doanh số sử dụng thẻ các loại.Doanh số thanh toán thẻ quốc tế Vietcombank đạt hơn 567 triệu USD, đứng đầu thị trường với hơn 52% thị phần. Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa VCB Connect 24 đạt hơn 90.000 tỷ đồng, đứng đầu thị trường với gần 20% thị phần.
+ Thanh toán quốc tế:
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được thanh toán qua Vietcombank chủ yếu là thuỷ sản, dầu thô, gạo, than, dệt may, lâm sản... Trong khi
đó, các mặt hàng thanh toán nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam qua Vietcombank là xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị, hoá chất, thiết bị điện...
Bảng 2.1: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank (2007 – 2008 – 2009)
Mảng hoạt động 2007 2008 2009
Thanh toán XNK 26.323 32.501 25.626
Thanh toán XK 14.163 16.831 12.465
Thanh toán NK 12.160 15.670 13.161
Nguồn: Báo cáo hoạt động các năm 2007,2008,2009
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 26.323 triệu USD, tăng 3.523 triệu USD - tức tăng 15,5% (cao hơn mức tăng 9% của năm 2006), chiếm 24,1% thị phần cả nước. Năm 2008, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng 23,5% so với 2007 đạt 32.501 triệu USD, chiếm 22,7% thị phần cả nước. Sang năm 2009, do chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước gặp khó khăn và suy giảm nên doanh số thanh toán quốc tế của Vietcombank không tránh khỏi sụt giảm. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 25.626 triệu USD, giảm 23,8% so với năm 2008. Mặc dù vậy, Vietcombank vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt đông thanh toán xuất nhập khẩu chiếm 20,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009.