Tiền thưởng, phần thưởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 48 - 52)

I. TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

2.1.2.Tiền thưởng, phần thưởng

4 Nguyễn Trọng Khương NCV 13092 3,33 3,330 1.798.200 107.892 1.690

2.1.2.Tiền thưởng, phần thưởng

Viện không sử dụng tiền thưởng vì quỹ thưởng hạn hẹp. Quỹ khen thưởng của Viện được trích từ khoản tiết kiệm được sau khi thực hiện xong các đề tài, dự án. Viện chủ yếu thực hiện khuyến khích bằng phần thưởng là các danh hiệu thi đua, khen thưởng.

Các danh hiệu thi đua:

+ Các danh hiệu thi đua cá nhân: - Lao động tiên tiến

- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở - Chiến sỹ thi đua cấp Bộ - Chiến sỹ thi đua toàn quốc - Anh hùng lao động

+ Các danh hiệu thi đua tập thể: - Tập thể lao động tiên tiến - Tập thể lao động xuất sắc - Đơn vị quyết thắng

- Tập thể được tặng cờ thi đua của Chính Phủ

Các hình thức khen thưởng:

+ Các hình thức khen thưởng đối với cá nhân:

- Các loại huân chương, huy chương, kỷ niệm chương - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- Bằng khen của Bộ trưởng - Giấy khen của Viện trưởng

+ Các hình thức khen thưởng đối với tập thể: - Huân chương, huy chương các loại

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - Bằng khen của Bộ trưởng

- Giấy khen của Viện

Khen thưởng cá nhân và tập thể được tổ chức bình xét mỗi năm một lần vào cuối năm, căn cứ vào kết quả hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đăng ký danh hiệu thi đua của từng cá nhân, tập thể. Như vậy thời điểm diễn ra thành tích được khen thưởng và công nhận thành tích cách nhau quá xa vì vậy các phần thưởng đó sẽ có ít tác dụng thúc đẩy hành vi tốt của người lao động, nó không tạo được động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu. Phần thưởng là các bằng khen, giấy khen cho các danh hiệu: anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến…và đi kèm với các phần thưởng đó là một khoản tiền song nó chỉ mang tính hình thức chứ nó không có tác dụng tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu của Viện. Phỏng vấn một số cán bộ của Viện cho rằng: số tiền họ được thưởng không đủ để họ khao đồng nghiệp. Nhưng khi cán bộ trong Viện khi có được các danh hiệu như trên họ rất vinh dự, điều đó thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định mình của cán bộ nghiên cứu theo học thuyết nhu cầu của Maslow. Họ được tín nhiệm hơn và Viện sẽ ưu tiên họ hơn khi họ tham gia đảm nhận nghiên cứu các đề tài, dự án.

Bảng 8: Mức độ hài lòng của cán bộ nghiên cứu đối với tiền thưởng và phần thưởng

Mức độ Tỷ lệ (%)

Hài lòng 23,4

Không hài lòng 76,7

Theo khảo sát chỉ có 23,4% cán bộ nghiên cứu hài lòng, có tới 76,7% cán bộ nghiên cứu không hài lòng với tiền thưởng và phần thưởng của Viện. Do đó chính sách khuyến khích này của Viện đã không thu hút được sự quan tâm của cán bộ nghiên cứu. Các phần thưởng chưa thực sự cuốn hút được cán bộ nghiên cứu để họ có thể phấn đấu làm việc nỗ lực hết mình nhằm đạt được thành tích.

2.1.3. Phụ cấp

Nhìn chung công tác tạo động lực thông qua phụ cấp Viện thực hiện khá đầy đủ. Các khoản phụ cấp của Viện: công tác phí cho những cán bộ đi công tác ngoại tỉnh, đi thực tế ở cơ sở, phụ cấp chi trả hội nghị….

Phụ cấp công tác phí:

- Cán bộ nghiên cứu đi công tác trong phạm vi thành phố Hà Nội, quãng đường từ 20km trở lên và thời gian công tác từ một ngày trở lên, mức phụ cấp là: 50.000đồng/ngày/người.

- Cán bộ nghiên cứu đi công tác các tỉnh đồng bằng và trung du, mức phụ cấp là: 70.000đồng/ngày/người.

- Cán bộ nghiên cứu đi công tác tại vùng núi, hải đảo, vùng sâu, mức phụ cấp là: 100.000đồng/ngày/người.

Tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác: 150.000đồng/ngày/người tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội, 20.000đồng/ngày/người tại các tỉnh thành phố khác, 240.000đồng/ngày/người nếu đi công tác một mình hoặc lẻ người khác giới. Sau khi đi công tác về cán bộ nghiên cứu sẽ được thanh toán theo hóa đơn.

Chính sách phụ cấp trên của Viện làm cho cán bộ nghiên cứu yên tâm khi đi công tác xa.

Ngoài ra Viện còn phụ cấp tiền điện thoại và tiền gửi xe theo phương thức khoán cho các phòng làm việc, các bộ môn và cán bộ viên chức của Viện.

Bảng 9: cước phí sử dụng điện thoại một tháng cho cá nhân

(Đơn vị: đồng)

STT Chức vụ Mức khoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Viện trưởng 500.000

2 Phó Viện trưởng 300.000

3 Trưởng phòng, trưởng bộ môn 200.000

4 Phó trưởng phòng, phó trưởng bộ môn 150.000

5 Cán bộ công chức 50.000

Viện chi trả cước phí sử dụng điện thoại cho cá nhân theo phương thức khoán. Lãnh đạo Viện duyệt danh sách và thanh toán cùng với bản lương hàng tháng. Ngoài ra, các cán bộ trong Viện còn được chi trả tiền gửi xe 70.000đồng/người/tháng do trụ sở của Viện hiện tại không có bộ phận trông xe riêng.

Bảng10: mức độ hài lòng của cán bộ nghiên cứu với phụ cấp của Viện.

Mức độ Tỷ lệ (%)

Hài lòng 50

Bình thường 33,3

Không hài lòng 16,7

Qua số liệu thu thập được qua bảng hỏi cán bộ nghiên cứu của Viện thì tương đối cán bộ nghiên cứu hài lòng với chính sách phụ cấp của Viện thể hiện tỷ lệ hài lòng 50%, chỉ có 16,7% không hài lòng, 33,3% cán bộ cảm thấy bình thường với chính sách phụ cấp. Như vậy Viện thực hiện chính sách phụ cấp tương đối tốt nhưng chưa có tác dụng lớn trong việc khuyến khích người lao

động vì mức phụ cấp còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do Viện chưa thực sự quan tâm đến chính sách phụ cấp cho cán bộ nghiên cứu. Vì vậy trong thời gian tới Viện cần thực hiện công tác này tốt hơn nữa để có thể khuyến khích cán bộ nghiên cứu làm việc hiệu quả hơn từ phụ cấp đặc biệt là phụ cấp công tác phí cho cán bộ nghiên cứu đi công tác ở cơ sở để họ yên tâm đi công tác xa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 48 - 52)