doanhdoanh
2.2.3.4 Tổ chức sổ kế toán tại Công ty TNHH Thương mại Hợp Phát.
• Hình thức kế toán công ty áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” và được hỗ trợ bằng phần mềm kế toán Misa để ghi sổ kế toán. Màn hình phần mềm kế toán Misa (Phụ Lục 1.11)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Thương mại Hợp Phát.
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Đặng Thị Thu-Lớp K8CK3B
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung Sổ kế toán chi tiêt
Sổ cái Bảng tổng
hợp chi tiêt
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi chú:
Ghi hằng ngày: ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán trên máy vi tính theo các mẫu chứng từ đã có sẵn trong phần mềm. Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại để lập .
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để làm căn cứ ghi sổ, xác định các tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán Misa theo các mẫu chứng từ đã có sẵn trong phần mềm.
Trước hết kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung,sổ kế toán chi tiết sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
• Sổ kế toán mà công ty sử dụng trong kế toán xác định kết quả kinh doanh:
Với hình thức nhật ký chung, công ty TNHH đang sử dụng hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo tài chính theo chế độ quy định, các
- Sổ kế toán tổng hợp, bảng tổng hợp : Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái các TK 511, 632, 515, 635, 642, 711, 811, 821, 911, 421…, Bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa, bảng kê...
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ, sổ chi tiết phải trả người bán...
• Báo cáo tài chính gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính
• Theo quy trình của phần mềm kế toán, máy tính tự động xử lý thông tin và lên các sổ tổng hợp như Sổ Cái và sổ chi tiết…. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được ghi chép theo thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để tiện cho việc kiểm tra và theo dõi. Cuối quý, cuối năm hoặc theo yêu cầu của quản lý thì kế toán in các sổ ra giấy và đóng lại thành quyển để lưu giữ và nộp cho quản lý công ty phục vụ nhu cầu quản trị.
Ví dụ: Dựa vào các chứng từ gốc:
- Hóa đơn: Số 0000602, ký hiệu: HP/12P, mẫu số 01GTKT3/003 (Phụ lục 1.4); - Phiếu xuất kho số PXK13/0760 (Phụ lục 1.5)
- Phiếu thu số: PT13/480 (Phụ lục 1.6)
• Kế toán nhập vào sổ nhật ký chung: (ĐVT: đồng) - Phản ánh doanh thu (chưa bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1111: 2.104.000 Có TK 5111: 2.104.000
- Phản ánh thuế GTGT đầu ra phải nộp: Nợ TK 1111: 210.400
Có TK 33311: 210.400
- Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng xuất kho: Nợ TK 632: 1.696.824
Có TK 1561: 1.696.824
• Từ sổ nhật ký chung, phần mềm kế toán xử lý và tự động nhập số liệu vào các sổ:
- Chi tiết các tài khoản 511 ( Phụ lục 1.8.1), TK 632 (Phụ lục 1.8.2)… - Sổ cái TK 511 (Phụ lục 1.9.1), TK 632 (Phụ lục 1.9.2)…
Cuối tháng, đối chiếu số liệu tổng hợp trên sổ cái và bảng tổng hợp sổ chi tiết, từ đó lập bảng cân đối phát sinh và báo cáo tài chính.
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢKINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HỢP PHÁT