kế toán hiện hành( Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Ban hành ngày
14/09/2006 của bộ trưởng BTC).
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng:
-Chứng từ về Doanh thu và thu nhập: Khi bán hàng, kế toán kho lập Phiếu
xuất kho (phụ lục) gồm ba liên, liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao khách hàng, liên 3 đi kèm bộ chứng từ gốc liên quan lưu hành nội bộ. Kế toán bán hàng viết Hóa đơn GTGT (phụ lục) hoặc Hóa đơn bán hàng cũng gồm ba liên, liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao khách hàng, liên 3 đi kèm bộ chứng từ gốc liên quan lưu hành nội bộ. Kế toán thanh toán lập Phiếu thu (phụ lục) hoặc Báo có của Ngân hàng gồm 3 liên, liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao khách hàng, liên 3 đi kèm bộ chứng từ gốc liên quan lưu hành nội bộ.
- Chứng từ về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Kế toán tổng
hợp lập và theo dõi bảng chấm công hàng tháng, lên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội đối với các khoản chi phí nhân viên, chuyển cho kế toán thanh toán viết Phiếu chi, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi chi trả tiền lương thưởng cho nhân viên công ty. Đối với các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ, kế toán tổng hợp lập Bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, đối với các khoản liên quan đến Thuế, chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí bằng tiền khác, kế toán thuế lập tờ khai các loại thuế có phát sinh tại đơn vị, lập dự toán thuế TNDN phải nộp cả năm và từng quý, lập giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước. Kế toán thanh toán căn cứ vào Giấy nộp tiền vào NSNN, Hóa đơn GTGT của các dịch vụ mua ngoài và chứng từ liên quan, viết Phiếu chi hoặc viết Séc chi tiền qua ngân hàng.
- Chứng từ về chi phí thuế TNDN: Hàng quý, kế toán thuế kê khai thuế TNDN
tạm tính vào “tờ khai thuế TNDN tạm tính” nộp cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế xem xét và gửi thông báo về số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán thuế của đơn vị hạch toán số thuế TNDN tạm nộp. Ngoài ra, khi quyết toán thuế TNDN của năm tài chính trước được duyệt, xác định số thuế TNDN phải nộp, kế toán thuế hạch toán số thuế phải nộp bổ sung hoặc số thuế nộp thừa chuyển sang nộp cho năm nay. Căn cứ vào thông báo thuế, kế toán thanh toán viết phiếu chi, Séc chi tiền qua ngân hàng, hoặc giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản hoặc nhận giấy Báo nợ của ngân hàng chứng nhận việc nộp thuế TNDN vào NSNN.
- Chứng từ xác định kết quả kinh doanh: Định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc
như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT và các chứng từ tự lập: bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, phiếu kế toán (phụ lục), chứng từ về thuế TNDN để xác định, kết chuyển doanh thu, chi phí, thu nhập, kế toán tổng hợp và xác định kết quả kinh doanh.
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng:
Kết toán kết quả kinh doanh sử dụng các tài khoản sau: TK 511; TK 521; TK 515; TK 632; TK 635; TK 642; TK 711; TK 811; TK 421; TK 911…
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản này dùng để phán ánh doanh thu của khối lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
• Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Thuế XK, thuế TTĐB, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
trả lại kết chuyển cuối kỳ.
- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
• TK 511 Doanh thu bán hàng và CCDV được mở 4 TK cấp 2: - TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
- TK5112: Doanh thu bán các thành phẩm - TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ - TK 5118: Doanh thu khác.
• Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: (Phụ lục số 1.2.1)
Các khoản giảm trừ doanh thu được phản ánh chung trên TK 521 “các khoản giảm trừ doanh thu”
• Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521 như sau:
Bên Nợ:
+ Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại, trị giá hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho người mua trong kỳ.
Bên Có:
+ Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần trong kỳ kế toán.
TK 521 không có số dư cuối kỳ.
• Tài khoản 521 được mở 3 tài khoản cấp 2: - TK 5211: Chiết khấu thương mại - TK 5212: Hàng bán bị trả lại - TK 5213: Giảm giá hàng bán Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành sản xuất thực tế đối với sản phẩm xuất bán hay lao vụ, dịch vụ đã cung cấp, hay trị giá mua thực tế
và chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ đối với hàng hóa xuất bán. Nội dung và kết cấu TK 632 theo phương pháp KKTX:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Bên Có:
- giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả - Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
• Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: (Phụ Lục số 1.2.2)
Chi phí bán hàng và chi phí QLDN được phản ánh trên TK 642 với 2 TK cấp 2: 6421 và 6422
TK 6421 “ Chi phí bán hàng” Bên Nợ:
- Phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
Bên Có:
- Phản ánh các khoản chi phí bán hàng
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Trình tự một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: (Phụ lục số: 1.2.3) TK 6422: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”:
Bên Nợ:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí QLDN
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
• Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: (Phụ Lục số: 1.2.4) TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính” bao gồm các khoản sau:
- Tiền lãi: Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm, trả góp. - Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, đầu tư liên doanh vào cơ sở
kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư khác.
- Cổ tức và lợi nhuận được chia
- Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ - Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ. - Thu nhập khác có liên quan đến hoạt ddoongnj tài chính.
TK 635: “Chi phí hoạt động tài chính”: Là các khoản chi phí liên qua đến các
hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các khoản sau:
- Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính: Đầu tư liên doanh, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư khác
- Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn - Chi phí có liên quan đến mua bán ngoại tệ
- Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa , khoản chiết khấu thanh toán khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ.
- Chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ - Trích lập dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn...
TK 711 “Thu nhập khác”
Tài khoản này dung để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản sau:
- Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Tiền phạt thu được do khách hàng, đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
- Các khoản thuế được nhà nước miễn giảm
- Thu được từ các khoản nợ không xác định được chủ
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu( nếu có).
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các cá nhân, tổ chức tặng doanh nghiệp.
- Các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán nay phát hiện ra…
phát sinh phải có chứng từ hợp lý, hợp phát mới được ghi sổ kế toán. • Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711:
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp( Nếu có). - Kết chuyển các khoản thu nhập khác để xác định kết quả.
Bên Có:
- Các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
TK 811: “Chi phí khác”
Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh trong doanh nghiệp. Bao gồm các khoản sau:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Giá trị còn lại của TSCĐ Thanh lý, nhượng bán - Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế - Khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế
- Các khoản chi phí do ghi nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán - Các khoản chi phí khác…
• Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811:
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí khác thực tế phát sinh
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
Kết toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Kết toán xác định kết quả kinh doanh trước thuế TNDN:
- Tài khoản sử dụng: TK 911 “ xác định kết quả kinh doanh”: Tài khoản
này dùng để phản ánh kết quả HĐKD và các hoạt động khác của DN trong một kỳ kế toán.
- Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư và dịch vụ đã bán; + Chi phí HĐTC, chi phí thuế TNDN và chi phí khác;
+ Kết chuyển lãi.
Bên Có:
+ Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa,BĐS đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
+ Doanh thu HĐTC, các khoản thu nhập và các khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN;
+ Kết chuyển lỗ.
- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (Phụ lục 1.2.5) Tài khoản sử dụng: TK 821 “ chi phí thuế TNDN hiện hành”
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm của doanh nghiệp.
- Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm;
+ Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại
+ Kết chuyển lỗ.
Bên Có:
+ Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm.
+ Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát sinh sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành năm hiện tại.
+ Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào bên Nợ tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh.
- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (Phụ lục 1.2.6 ) Kế toán xác định kết quả kinh doanh sau thuế TNDN:
Tài khoản sử dụng: TK 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối”
Tài khoản này phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế TNDN và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của DN.
- Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
+ Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
+ Chia cố tức, lợi nhuận cho cổ đông, các nhà đầu tư, các bên liên doanh; + Bổ sung nguồn vốn kinh doanh;
+ Nộp lợi nhuận lên cấp trên.
+ Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý. Bên Có:
+ Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
+ Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù; + Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
+ Số dư bên Có: Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng
- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ( Phụ lục 1.2.7): 1.2.2.3Trình tự kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Phương pháp kế toán một số nghiệp xác định kết quả kinh doanh: (Phụ Lục
1.2.1).
1. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu, thu nhập tài chính, thu nhập khác: Kế toán ghi giảm các khoản doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính và các khoản thu nhập khác(Nợ TK 511, 515, 711) đồng thời ghi tăng kết quả kinh doanh( Có TK 911)
2. Cuối kỳ kết chuyển gía vốn hàng bán: Kế toán ghi giảm kết quả kinh doanh (Nợ TK 911) đồng thời ghi giảm giá vốn hàng bán( Có TK 632)
3. Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính, CPBH, CPQLDN, chi phí khác kế toán ghi: Giảm kết quả kinh doanh (Nợ TK 911) đồng thời ghi giảm các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí khác (Có TK 635, 6421, 6422, 811).
4. Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế TNDN kế toán ghi giảm kết quả kinh doanh (Nợ TK 911) và ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Có TK 821)
Cuối kỳ kết chuyển lãi phát sinh trong kỳ kế toán ghi tăng kết quả kinh doanh (Nợ TK 911) đồng thời ghi tăng lợi nhuận chưa phân phối (Có TK 421).
Cuối kỳ kết chuyển lỗ phát sinh trong kỳ kế toán ghi giảm kết quả kinh doanh (Có TK 911) và ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối (Nợ TK 421).
1.2.2.4 Sổ kế toán:
Việc ghi chép tổng hợp, hệ thống hóa số liệu kế toán từ chứng từ để cung cấp số liệu lên báo cáo tài chính là khâu chiếm khối lượng công việc chủ yếu của bộ máy kế toán, là khâu tập trung mọi nghiệp vụ kinh tế và vận dụng các phương pháp kế toán. Do đó, doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm quy mô hoạt động, SXKD, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn hình thức kế toán phù hợp nhằm cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán.
Hiện nay, kế toán trong các doanh nghiệp thương mại nói riêng và kế toán mọi thành phần kinh tế nói chung chỉ được sử dụng một hình thức kế toán, căn cứ vào chế độ, đặc điểm kinh doanh của mình để xây dựng hệ thống sổ sao cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả của công tác kế toán.
Hình thức kế toán Nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức NKC là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài