Thực trạng kế toán kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Thương mại Hợp Phát.

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại Côngn ty TNHH Thương mại Hợp Phát (Trang 48 - 51)

doanhdoanh

2.2.3Thực trạng kế toán kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Thương mại Hợp Phát.

Hợp Phát.

2.2.3.1 Chứng từ sử dụng:

được ký kết giữa 2 bên nên chứng từ công ty sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán gồm có:

• Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng

• Hóa đơn GTGT (mẫu 01-GTGT-3LL)

• Và biên bản bàn giao, biên bản kiểm nghiệm…

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty được xác định theo doanh thu hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.

Khi hợp đồng kinh tế, phòng kinh doanh chuyển hợp đồng cho phòng kế toán nhập liệu hóa đơn GTGT hàng hóa bán ra và in ra làm 3 liên. Phòng kế toán giữ lại 1 liên , giao liên 2 và liên 3 cho phòng kinh doanh. Nhận được hoá đơn (liên 3 dùng để thanh toán) do phòng kinh doanh chuyển sang. Kế toán căn cứ vào tổng số tiền khách hàng chấp nhận thanh toán để hạch toán doanh thu và các khoản phải thu của khách hàng. Kế toán tổng hợp ghi vào “ phiếu ghi sổ kiêm luân chuyển chứng từ gốc” bút toán :

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra

Khi nhận được phiếu thu tiền mặt hoặc giấy báo có của Ngân hàng thông báo khách hàng đã trả tiền, kế toán mới thực hiện bút toán ghi giảm khoản phải thu. Đồng thời căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán tổng hợp nhập liệu vào sổ chi tiết bán hàng, và sổ chi tiết tài khoản 511, rồi cuối ngày vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 511.

Hiện nay Công ty TNHH Thương mại Hợp Phát áp dụng các hình thức thanh toán chủ yếu:

- Hình thức bán hàng thu tiền ngay: Theo hình thức này, hàng hoá, dịch vụ được tiêu thụ đến đâu tiền thu ngay đến đó như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

- Hình thức bán hàng theo hợp đồng đã ký: Theo hình thức này khách hàng sẽ thanh toán tiền theo hợp đồng đã ký với công ty.

Có hai hình thức chính trong nghiệp vụ bán lẻ tại công ty:

Một là, xuất bán theo hợp đồng kinh tế ký kết từ trước công ty sẽ hàng tuần hoặc định kỳ số ngày giao hàng cho người mua. Khi đó sẽ lập phiếu giao nhận

hàng hoá. Định kỳ trong tháng sẽ tổng hợp và lập hoá đơn bán hàng giao cho người mua để thanh toán.

Hai là, hàng ngày khi có khách hàng lẻ đến mua hàng hoá, thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho. Sau đó kế toán sẽ căn cứ vào số lượng và đơn giá thoả thuận để lập hoá đơn bán hàng ( Hoá đơn GTGT) giao cho khách hàng.

Hàng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị, kế toán tiến hành lập chứng từ.

Chứng từ về Doanh thu và thu nhập: Khi bán hàng, kế toán kho lập Phiếu

xuất kho (phụ lục số 1.5) gồm ba liên, liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao khách hàng, liên 3 đi kèm bộ chứng từ gốc liên quan lưu hành nội bộ. Kế toán bán hàng viết Hóa đơn GTGT (phụ lục số 1.4) hoặc Hóa đơn bán hàng cũng gồm ba liên, liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao khách hàng, liên 3 đi kèm bộ chứng từ gốc liên quan lưu hành nội bộ. Kế toán thanh toán lập Phiếu thu(phụ lục số 1.6) hoặc Báo có của Ngân hàng gồm 3 liên, liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao khách hàng, liên 3 đi kèm bộ chứng từ gốc liên quan lưu hành nội bộ.

Chứng từ về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Kế toán tổng

hợp lập và theo dõi bảng chấm công hàng tháng, lên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội đối với các khoản chi phí nhân viên, chuyển cho kế toán thanh toán viết Phiếu chi, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi chi trả tiền lương thưởng cho nhân viên công ty. Đối với các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ, kế toán tổng hợp lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, đối với các khoản liên quan đến Thuế, chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí bằng tiền khác, kế toán thuế lập tờ khai các loại thuế có phát sinh tại đơn vị, lập dự toán thuế TNDN phải nộp cả năm và từng quý, lập giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước. Kế toán thanh toán căn cứ vào Giấy nộp tiền vào NSNN, Hóa đơn GTGT của các dịch vụ mua ngoài và chứng từ liên quan, viết Phiếu chi hoặc viết Séc chi tiền qua ngân hàng.

Chứng từ về chi phí thuế TNDN: Hàng quý, kế toán thuế kê khai thuế TNDN

tạm tính vào “tờ khai thuế TNDN tạm tính” nộp cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế xem xét và gửi thông báo về số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán thuế của đơn vị hạch toán số thuế TNDN tạm nộp. Ngoài ra, khi quyết toán thuế TNDN của năm tài chính trước được duyệt, xác định số thuế TNDN phải nộp, kế toán thuế hạch toán số

thuế phải nộp bổ sung hoặc số thuế nộp thừa chuyển sang nộp cho năm nay. Căn cứ vào thông báo thuế, kế toán thanh toán viết phiếu chi, Séc chi tiền qua ngân hàng, hoặc giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản hoặc nhận giấy Báo nợ của ngân hàng chứng nhận việc nộp thuế TNDN vào NSNN.

Chứng từ xác định kết quả kinh doanh: Định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc

như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT và các chứng từ tự lập: bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, phiếu kế toán (phụ lục 1.10), chứng từ về thuế TNDN để xác định, kết chuyển doanh thu, chi phí, thu nhập, kế toán tổng hợp và xác định kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại Côngn ty TNHH Thương mại Hợp Phát (Trang 48 - 51)