Đây là tiến trình tổng hợp các hoạt động và dịch vụ nhằm vào việc giúp đỡ thân chủ và gia đình dựa trên kế hoạch trị liệu. Đó là giải toả hay giải quyết một số vấn đề trước mắt và điều chỉnh những khó khăn, công nhận sự tham gia của đối tượng.
Quá trình thực hiện kế hoạch cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường, bạn bè, và sự hợp tác tích cực của trẻ, tại bước này NVXH có thể
thực hiện tham vấn với trẻ, vai trò đặc biệt của cha mẹ ở giai đoạn này là rất quan trọng. Việc quan tâm trò chuyện, chia sẻ với trẻ là điều rất cần thiết để trẻ nhanh chóng phục hồi. Các giải pháp chung ở phần trên cũng có thể áp dụng vào bước này.
NVXH có thể áp dụng các dịch vụ xã hội để giúp hiệu quả đạt được tốt hơn. Đó là:
- Các dịch vụ xã hội: trường học, các trung tâm xã hội, các dịch vụ hướng dẫn bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng làm cha mẹ
- Cung cấp các kỹ năng để chia sẻ cho các thành viên, làm thế nào để thể hiện tình cảm với các thành viên trong gia đình? Làm thế nào để truyền tự tin? Làm thế nào để duy trì sự cân bằng và sức mạnh nơi người khác giữa các thái cực.
- Cung cấp kỹ năng làm cha mẹ, làm thế nào để truyền thông hiệu quả với con cái và hiệu quả với người khác, làm thế nào để thấu hiểu con cái…
- Một điều NVXH cần chú ý là: luôn luôn lấy trẻ làm trọng tâm trong gia đình và mọi bước của công việc( trẻ cảm thấy như thế nào và có thể bị ảnh hưởng như thế nào). Cần hiểu được trẻ và chú ý đến những thông tin mà trẻ chia sẻ, hiểu ước muốn của trẻ sẽ tạo điều kiện cho sự tin tưởng của trẻ. NVXH cần tạo một môi trường thân thiện, khuyến khích sự tham gia, cơ hội bình đẳng tránh không để phân biệt đối xử hoặc loại trừ. Các chính sách và nguyên tắc bảo vệ trẻ em là một phần không thể thiếu trong công tác tham gia của trẻ, đảm bảo theo dõi đánh giá.
Khó khăn ở giai đoạn thực hiện này: Quá trình thực hiện thì những khó khăn lường trước hoặc không lường trước có thể xảy ra đó là:
những kết quả bước đầu còn thấp khiến thân chủ và gia đình thân chủ còn nản lòng
- Các dịch vụ chưa được cung cấp đầy đủ theo đúng như nhu cầu của thân chủ và mong muốn giúp đỡ của NVXH
* Vai trò của NVXH:
Huy động nguồn lực nhằm giúp gia đình thực hiện vai trò trong khả năng hạn chế của họ, đó là mối quan hệ giúp đỡ hay phục vụ, đặc biệt vì sự hiểu biết của NVXH gắn liền với cách làm việc. NVXH cần phát huy cao nhất khả năng có mặt của người cha- mẹ. Trong quá trình này NVXH phải làm việc bằng các giác quan, bằng trực giác, bằng quan sát cá nhân và sự hiểu biêt, kinh nghiệm trong nghề nghiệp.
Sự giúp đỡ của NVXH là một chỗ dựa nội tâm hết sức ân cần, chu đáo với trẻ, khi trẻ tự phân đấu, đòi hỏi NVXH phải tiếp cận được sự tuyệt vọng của trẻ mà mình có thể cảm nhận thấy, đồng thời cần giữ một khoảng cách nào đó với thân chủ để tránh dựa dẫm ỷ lại. Cách hỗ trợ cũng cần tránh cảm giác thương hại về những gì đã xảy ra với em, nâng đỡ trẻ, khơi gợi sự sáng tạo và những khả năng vốn có để thực hiện những ước muốn của trẻ hướng trẻ đến tương lai tươi sáng.
Tất cả những mối quan hệ có được với bất cứ trẻ nào cũng có thể gợi cho NVXH những hình ảnh tuổi thơ những khó khăn những kỷ niêm, điều đó cũng có nghĩa là khi làm việc với thân chủ NVXH cũng đồng thời cũng làm việc với quá khứ của mình vì thế các hoạt động cũng phần nào mang ý nghĩa chủ quan. Do đó công việc mà NVXH nên làm đó là nên làm tập thể để có thể trao đổi những suy nghĩ của từng người, chia sẻ những giải pháp để tránh lạm quyền cũng như nản chí, tất nhiên điều này cũng dựa trên sự đồng ý của thân chủ và gia đình họ.
VI. LƯỢNG GIÁ.
Lượng giá là công việc đo lường và thẩm định các thay đổi tiến bộ của thân chủ, nhằm xác định xem sự can thiệp của Nhân viên xã hội hay trị liệu có đem lại kết quả mong muốn không, xem mức độ đạt được để kịp bổ sung và điều chỉnh. Lượng giá được tiến hành liên tục trong suốt quá trình giải quyết vấn đề.
Qua quá trình trị liệu Nhân viên xã hội nhận thấy đã có những biến chuyển tích cực trong gia đình thân chủ, các mối quan hệ đã có sự thay đổi, sự tương tác trong gia đình diễn ra nhiều hơn. Tuấn đã bớt không còn sôngd thu mình nữa, em cũng có những chia sẻ dù thái độ còn dè dặt. Các mối quan hệ ngoài gia đình đang có sự cải thiện đáng kể. Việc giúp thân chủ có thể học tập tốt quay trở lại. Để có thể có thêm cách nhìn nhận về sự thay đổi của Tuyết, ta có thể nhìn nhận sự thay đổi ở môi trường qua sơ đồ sinh thái sau:
Sự thay đổi đã rõ rệt cho thấy các bước trị liệu là đúng hướng, Nhân viên xã hội cần hỗ trợ động viên Tuyết và gia đình duy trì những kế hoạch đã dặt ra để giám sát và giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài mong muốn. Ngoài ra cũng cần chuẩn bị các bước để chia tay đối tượng mà tránh sự hụt hẫng.
VII. KẾT THÚC.
Kết thúc là chấm dứt mối quan hệ Nhân viên xã hội - đối tượng (khép lại hồ sơ) thường là khi chấm dứt khi dịch vụ của cơ quan đã hoàn tất, các mục đích đạt được hay chuyển ca giúp đỡ sang một cơ quan khác hay Nhân viên xã hội khác giải quyết và sự hiện diện của Nhân viên xã hội không còn cần thiết nữa.
Những tiến bộ của Tuyết và gia đình là điều cần thiết cho thấy các lựa chọn phân tích là đúng. Quá trình kêt thúc với gia đình Tuyết và với riêng bản thân em không diễn ra đột ngột tránh hụt hẫng với thân chủ. Điều
Gia đình Môi trường Bạn bè Bệnh viện Họ hàng Nhân viên XH Thân chủ
này đã được chuẩn bị qua các buổi trị liệu, Nhân viên xã hội không làm hộ cho thân chủ để tránh tâm lý ỷ lại không cần thiết và luôn khéo léo nhắc đến việc kết thúc để em chuẩn bị tâm thế, có như vậy mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình mới được duy trì