Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị rủi tín dụng cá nhân tại sacombank – pgd thị nghè (Trang 31 - 34)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNGCÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ

2.2.2.3.1.Quy trình tín dụng

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng cá nh n do an giám đốc ngân hàng quyết định, được soạn thảo một cách chi tiết và quán triệt từ trên xuống dưới nhằm mục đích giúp cho quá tr nh cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân. Quy trình tín dụng là các bước, nội dung công việc mà CBTD, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thực

Tổng dư nợ cho vay KHCN

Hệ số RRTD cá nhân = --- x 100% Tổng tài sản có

Dư nợ quá hạn cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay = --- x 100% khách hàng cá nhân Tổng dư nợ cho vay KHCN

Báo cáo thực tập tốt ngiệp 22 hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng.

Một quy trình tín dụng hợp lý và thống nhất sẽ giúp cho CBTD quản lý khoản vay một cách ch t chẽ hơn. Do đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan trong quá tr nh ph n tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Quy trình tín dụng thường được chia thành ba giai đoạn: trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

Giai đoạn trước khi cho vay:

Đ y là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một khoản tín dụng. Thông qua nội dung phân tích, CBTD sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay, để từ đó em t có thực hiện tài trợ cho khách hàng hay không. Trong giai đoạn này CBTD thực hiện các bước cơ bản sau:

- Bƣớc 1: Lập hồ sơ vay vốn

ước này do CBTD thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng; phương án vay vốn; khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) của khách hàng.

- Bƣớc 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là ác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra d n đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận t thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

- Bƣớc 3: Ra quyết định tín dụng

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý ho c từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt và từ chối cho vay với một khách hàng tốt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Giai đoạn trong khi cho vay

Báo cáo thực tập tốt ngiệp 23

- Bƣớc 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa ho c dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời c ng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Bƣớc 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng có đúng mục đích không, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,… để đảm bảo khả năng thu nợ. Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Tăng cường đối chiếu công nợ và phân loại nợ. Việc đối chiếu dư nợ cho vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác cho vay của CBTD. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi nhận thấy khoản vay đang đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời.

Như vậy, nếu phân tích tín dụng trước khi cho vay, giúp cán bộ ngân hàng có thể đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay thì việc kiểm tra giám sát trong quá trình vay vốn sẽ giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu khả năng ảy ra rủi ro tin dụng.

Giai đoạn sau khi cho vay:

Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi toàn bộ gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng bảo đảm trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ ho c hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn, điều đó có nghĩa là rủi ro đã ảy ra . Lúc này CBTD phải tiến hành xem xét, tìm ra nguyên nhân d n đến việc khách hàng không thanh toán được nợ cho ng n hàng như đã cam kết theo hợp đồng tín dụng. Tóm lại, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là toàn bộ công việc kiểm tra từ khi khách hàng đ t quan hệ tín dụng đến khi ngân hàng duyệt kế hoạch vay vốn, ký hợp đồng tín dụng với khách hàng và thực hiện các cam kết theo hợp đồng. au khi đã cho vay, ngân hàng cần kiểm tra xem xét khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích …

Báo cáo thực tập tốt ngiệp 24 việc hoàn trả nợ gốc và lãi có đúng thời hạn không.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị rủi tín dụng cá nhân tại sacombank – pgd thị nghè (Trang 31 - 34)