Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị rủi tín dụng cá nhân tại sacombank – pgd thị nghè (Trang 26 - 28)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNGCÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ

2.1.4.1.2.Nguyên nhân chủ quan

 Từ phía khách hàng vay vốn:

Thứ nhất, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. Đa số các khách hàng khi vay vốn ng n hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Ngân hàng sẽ em t phương án kinh doanh đó mới đưa ra quyết định cho vay. Trên thực tế, khách hàng có thể gian lận ngân hàng thể hiện qua việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng phương án đã nêu nên không trả được nợ đúng hạn ho c không trả được nợ. Ví dụ, khách hàng có thể vay vốn ngắn hạn nhưng lại dùng để mua sắm tài sản cố định và bất động sản, có thể d n đến việc không trả nợ đúng hạn.

Thứ hai, do khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng còn yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của m nh đạt hiệu quả nên việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn. Ngoài ra, nếu khách hàng bị lừa đảo trong kinh doanh ho c bạn hàng g p rủi ro th ng n hàng c ng g p khó khăn trong việc thu nợ đúng hạn.

Thứ ba, khách hàng gian lận, cố ý lừa ng n hàng được thể hiện qua việc cung cấp những thông tin không chính xác, hay cung cấp thông tin không đầy đủ, che dấu thông tin về bản thân như: thu nhập, quyền sở hữu tài sản, có thể nộp báo cáo tài chính không chính xác, cố ý đưa ra số liệu sai sự thật, phản ánh không đúng

Báo cáo thực tập tốt ngiệp 17 thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị. Những món cho vay trên cơ sở những thông tin giả như vậy dễ đưa đến rủi ro cho NH

 Từ phía ngân hàng

Rủi ro do ngân hàng không có chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Chính sách cho vay của khách hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngh đó. Một chính sách cho vay thông nhất, rõ ràng, đầy đủ và đúng đắn sẽ giúp cho CBTD ác định được nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Ngược lại khi chính sách cho vay không đầy đủ, không phù hợp với thực trạng nền kinh tế và khả năng của ngân hàng thì sẽ làm cho hoạt động tín dụng đi lệch lạc, d n đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Do CBTD thiếu đạo đức và tr nh độ chuyên môn nghiệp vụ. Sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay n ng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ng n hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về m t nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Tr nh độ chuyên môn của CBTD ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, sự hạn chế trong khả năng ph n tích thẩm định dự án; kiến thức thị trường, kiến thức xã hội hạn chế có thể d n đến khi cho vay mà không đánh giá được liệu dự án hay phương án đó có khả thi không.

Do sự thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay. Các ng n hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của CBTD nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các

Báo cáo thực tập tốt ngiệp 18 doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.

Do sự hợp tác giữa các NHTM nhằm hạn chế rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Sự hợp tác này nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, d n đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này th rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Ngân hàng quá chú trọng về lợi tức, đ t mong muốn về lợi tức cao hơn các khoản cho vay lành mạnh, do vậy rủi ro của khoản vay càng cao.

Do sự cạnh tranh không lành mạnh với các ng n hàng khác để mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn. Cạnh tranh không lành mạnh ở đ y có thể hiểu rằng ng n hàng đã bỏ qua một số bước kiểm định các khoản cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng… nhằm lôi kéo khách hàng.

Thiếu một cơ chế theo dõi, quản lý rủi ro, thiếu hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, chưa đủ các tiêu thức để đo lường rủi ro, rủi ro tối đa cho ph p chấp nhận đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng thuộc các ngành khác nhau.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị rủi tín dụng cá nhân tại sacombank – pgd thị nghè (Trang 26 - 28)