Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946.

Một phần của tài liệu Vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở huyện An Phú (Trang 67 - 68)

- Tưởng Giới Thạch và Pháp ký Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946)

- Ta chủ động đàm phán, hoà hoãn với Pháp để loại 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp sau này.

- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ.

- Nội dung Hiệp định: Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật.

- Sau khi ký Hiệp định sơ bộ, thực dân Pháp tiếp tục gây xung đột, khiêu khích. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp Tạm ước 14/9/1946, tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi.

- Ý nghĩa: chúng ta loại một kẻ thù là quân Tưởng, có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài.

Bài học kinh nghiệm:

- Dựa chắc vào dân, tổ chức và phát huy cao nhất sức mạnh sáng tạo của quần chúng.

- Biết lợi dụng và triệt để khai thác những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. - Triệt để tranh thủ khả năng hoà bình để giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng.

Câu hỏi:

1. Sau cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước những khó khăn gì? Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết những khó khăn đó như thế nào?

2. Vì sao chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946?

BÀI 18

NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946 – 1950 CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946 – 1950

Một phần của tài liệu Vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở huyện An Phú (Trang 67 - 68)