Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương: 1 Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887):

Một phần của tài liệu Vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở huyện An Phú (Trang 41 - 44)

1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887):

- Địa bàn: Thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng. Nghĩa quân gồm người Kinh, người Mườn, người Thái tham gia …

- Diễn biến chính: Từ tháng 12/1886-1/1887, Pháp mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ. Nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của giặc. Pháp dùng súng phun lửa để triệt hạ căn cứ.

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892):

- Địa bàn: ở vùng Bãi Sậy (Hưng Yên).

- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật.

- Diễn biến chính: Trong những năm 1885-1889, Pháp tấn công quy mô lớn vào căn cứ. Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân bị suy giảm và rơi vào thế bị bao vây cô lập.

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895):

- Địa bàn: Nghệ - Tĩnh.

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng.

- Diễn biến chính: Từ năm 1888-1895, là thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của địch.

* Những điều cần lưu ý trong phong trào Cần vương:

- Hình thức đấu tranh: vũ trang.

- Tính chất và mục đích: Trung quân ái quốc, giành độc lập dân tộc và khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Thời gian kéo dài từ 1886-1895.

- Quy mô: Phong trào diễn ra sôi nổi, trên địa bàn rộng.

- Phương thức tác chiến: Lợi dụng địa bàn hiểm trở, thực hiện chiến tranh du kích.

- kết quả: thất bại.

* Nguyên nhân thất bại của phong trào: Do người lãnh đạo bị hạn chế bởi điều kiện giai cấp mà chưa chú ý xây dựng sức mạnh vật chất để chiến đấu lâu dài, chưa phối hợp chặt chẽ giữa các cuộc khởi nghĩa.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc.

- Chứng tỏ sự phá sản hoàn toàn của đường lối cứu nước dựa theo mô hình thiết chế cũ, đồng thời nó dọn đường cho cuộc vận động cách mạng đầu thế kỷ XX.

Câu hỏi:

1. Trình bày các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương theo nội dung sau:

Khởi nghĩa Năm Lãnh đạo Địa bàn Diễn biến

Cho biết kết quả, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong trào.

2. Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh, tính chất, thành phần lãnh đạo, thời gian của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

BÀI 4

PHONG TRÀO NÔNG DÂN YÊN THẾ 1. Nguyên nhân: 1. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân đồng bằng Bắc Kỳ vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phân tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế nổi dậy đấu tranh.

2 Diễn biến:

- Giai đoạn 1884-1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm. Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành chỉ huy.

- Giai đoạn 1893-1908: Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. Đề Thám đã 2 lần hoà hoãn với Pháp.

- Giai đoạn 1909-1913: Pháp tấn công vào Yên Thế, Đề Thám hy sinh. Phong trào tan rã.

* Những điều cần lưu ý trong phong trào nông dân Yên Thế:

- Thành phần lãnh đạo: Nông dân. - Hình thức đấu tranh: Vũ trang.

- Tính chất và mục đích: Kết hợp vấn đề dân tộc và dân chủ, đánh Pháp giành độc lập, đem lại ruộng đất cho nông dân.

- Thời gian : kéo dài từ 1884-1913. - Kết quả: Thất bại.

* Nguyên nhân thất bại: Pháp còn mạnh, câu kết với phong kiến. Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

Câu hỏi:

1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 2. Nguyên nhân thất và ý nghĩa của phong trào?

BÀI 5

TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI TK XIX.

Một phần của tài liệu Vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở huyện An Phú (Trang 41 - 44)