Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh:

Một phần của tài liệu Vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở huyện An Phú (Trang 31 - 32)

- Tháng 6/1950, Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên, được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.

- Sang những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật lại có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản.

+ Tổng sản phẩm quốc dân đạt 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.

+ Năm 1990, thu nhập bình quân tính theo đầu người đạt 23.796 USD đứng thứ hai thế giới sau Thị Sĩ.

+ Công nghiệp, những năm 1961-1970, tăng trưởng bình quân hàng năm 13,5%. + Nông nghiệp, cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước.

- Đến những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.

- Nguyên nhân: Gắn liền với điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản:

+ Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật, tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc.

+ Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả công ty, xí nghiệp của Nhật Bản. + Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển.

+ Nhật Bản rất quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo những con người có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm.

- Hạn chế: Hầu hết năng lượng, nguyên liệu đều phải nhập từ nước ngoài, sự cạnh tranh chèn ép của Mỹ và các nước khác.

- Trong thập kỷ 90, Nhật Bản bị suy thoái kéo dài.

Một phần của tài liệu Vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở huyện An Phú (Trang 31 - 32)