Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới I:

Một phần của tài liệu Vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở huyện An Phú (Trang 47 - 49)

1. Phong trào Đông du:

- Hoàn cảnh: Các nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để tự cường đất nước. Nhật Bản là nước được xem cùng màu da, cùng văn hoá Hán học, lại theo con đường dân chủ tư sản châu Âu mà giàu mạnh lên.

- Diễn biến:

+ Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập.

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

+ Lúc đầu, phong trào Đông du hoạt động thuận lợi, số học sinh sang Nhật có lúc lên tới 200 người.

+ Tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật trục xuất những nhà yêu nước Việt Nam ra khỏi nước Nhật. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu rời khỏi nước Nhật.

+ Ý nghĩa: cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.

* Mục đích: đào tạo nhân tài, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để lập ra một nước Việt Nam độc lập.

* Chủ trương: Tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật để đánh đuổi Pháp. Khôi phục lại nước Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.

* Hạn chế: Dựa vào đồng minh kẻ thù chống lại kẻ thù. 2. Đông Kinh nghĩa thục 1907:

- Tháng 3/1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại …mở một trường học tại Hà Nội lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.

- Chương trình học gồm Địa lý, lịch sử, khoa học thường thức … trường còn tổ chức các buổi bình văn, ra sách báo nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền

bá tư tưởng dân chủ, dân quyền. Lúc đầu, trường hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, sau đó mở rộng ra ngoại thành.

- Tháng 11/1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục. Mục đích: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1908):

- Trong những năm đầu thế kỷ XX, cuộc vận động Duy tân diễn ra sôi nổi tại Trung Kỳ.

- Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng …

- Hoạt động của phong trào: mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới …

- Dưới ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân, một phong trào chống đi phu đòi giảm thuế diễn ra sôi nổi khắp Trung Kỳ.

- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, tù đày. Phong trào tan rã.

Mục đích: Cải cách văn hoá, xã hội, động viên lòng yêu nước đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi cảnh ngoại xâm.

Chủ trương: Dựa vào Pháp để duy tân đất nước.

Hạn chế: Chỉ vận động cách mạng hô hào mọi người đi theo cái mới để cứu nước nên không phù hợp.

Những điểm cần lưu ý của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX:

a. Những đặc điểm mới so với phong trào Cần vương:

- Chuyển từ khởi nghĩa vũ trang sang đấu tranh chính trị dưới nhiều hình thức như du học, mở trường học, cải cách …

- Xuất hiện con đường cứu nước mới.

- Hình thức và biện pháp: Ngoài khởi nghĩa vũ trang còn có đấu tranh chính trị, ngoại giao, cải cách chính trị xã hội…

- Chủ trương: Giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ hơn. (quân chủ lập hiến hay cộng hoà).

- Thành phần lãnh đạo: sĩ phu yêu nước. (nhà nho) - Lực lượng tham gia: Nhiều tầng lớp xã hội. - Phạm vi: Cả thành thị lẫn nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thành phần lãnh đạo bị hạn chế về giai cấp. (gốc phong kiến)

- Thiếu đường lối đúng đắn, chưa có tổ chức chặt chẽ, chưa có điều kiện khách quan.

b. Ý nghĩa lịch sử: Chứng tỏ lòng yêu nước, ý thức tự lập tự cường của dân tộc. Nó cổ vũ người Việt Nam đứng lên để đấu tranh cứu nước.

c. Bài học kinh nghiệm: Cần phải có phương pháp cách mạng mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam, cần có tổ chức lãnh đạo sáng suốt, có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. (giai cấp công nhân).

Một phần của tài liệu Vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường Trung học Cơ sở huyện An Phú (Trang 47 - 49)