1. Ý nghĩa lịch sử: a) Đối với dân tộc:
- Phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp và Nhật, đồng thời lật nhào chế độ phong kiến.
- Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập. Nhân dân từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ.
- Mở ra kỷ nguyên độc lập và tự do.
b) Đối với thế giới: Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân châu Á và châu Phi.
2. Nguyên nhân thành công:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc, đã đấu tranh kiên cường bất khuất từ ngàn xưa.
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, biết kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị …
- Có hoàn cảnh khách quan thuận lợi. Đó là, Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức - Nhật tạo điều kiện cho nhân dân ta nổi dậy cướp chính quyền.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Biết kết hợp giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa phản đế và phản phong.
- Biết tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc, lấy liên minh công nông làm nền tảng.
- Biết kiên quyết đi theo con đường bạo lực cách mạng của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Biết kết hợp lâu dài với việc chớp lấy thời cơ. Kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị.
Câu hỏi:
1. Trình bày diễn biến, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám 1945.
2. Sự lãnh đạo kịp thời sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện ở chỗ nào?
3. Em có nhận xét gì về thời cơ, diễn biến và lực lượng tham gia?
4. Qua thời kỳ lịch sử 1939 – 1945, hãy phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng tháng Tám 1945?
BÀI 17
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946) QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946) I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945.
- Ngoại xâm:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai kéo vào nước ta.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, được Anh giúp đỡ Pháp trở lại xâm lược. Các lực lượng cách mạng ngóc đầu chống phá cách mạng.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp vốn nghèo nàn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá. + Nạn đói đe doạ, nạn lụt, hạn hán kéo dài.
+ Công nghiệp bị đình đốn.
- Ngân hàng nhà nước hầu như trống rỗng.
- Văn hoá: 90% số dân mù chữ, cùng các tệ nạn xã hội … - Nước Việt Nam đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”.