Những tồn tại về phương pháp và tổ chức hệ thống thông tin thống kê XNK hàng hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa trong điều kiện tăng cường hội nhập (Trang 26 - 31)

kê của Việt Nam hiện nay như: Hàng hoá được chuyển từ nước ngoài đến vùng lắp đặt ngoài khơi thuộc lãnh thổ kinh tế của nước tổng hợp số liệu hoặc ngược lại; Hàng hóa là nguyên liệu vật liệu cung cấp cho tàu thuyền sử dụng trong quá trình vận chuyển; Thủy sản, khoáng sản do tàu nước ngoài khai thác tại khu vực thềm lục địa và tàu thuyền trong nước mua từ tàu nước ngoài ở ngoài khơi. Trong thời gian tới khi triển khai nghiên cứu áp dụng khuyên nghị sáp ban hành mới của Liên hợp quốc, Vụ Thống kê TMDVGC sẽ xem xét kỹ nội dung và tính khả thi trong việc thu thập thông tin các loại hình này.

c. Về công bố số liệu: đây là phần còn nhiều hạn chế của thống kê XNK của Việt Nam so với các nước. Nguyên nhân do điều kiện hạn chế nguồn nhân lực, điều kiện hạ tầng thông tin trong hệ thống thống kê Hải quan nên TCTK chưa có đầy đủ thông tin chi tiết và kịp thời từ cơ quan Hải quan.

4. Những tồn tại về phương pháp và tổ chức hệ thống thông tin thống kê XNK hàng hóa hàng hóa

Số liệu bảng so sánh trong Phụ lục 1 cho thấy: nhìn chung, hệ thống thông tin thống kê xuất nhập khẩu đã có những tiến bộđáng kể về mặt phương pháp, đặc biệt trong hơn mười năm trở lại đây. Phương pháp luận về cơ bản đã tuân theo chuẩn mực quốc tế, các phân tổ thống kê và chỉ tiêu thống kê đã đáp ứng yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quyết định số 305 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2005 và yêu cầu số liệu vĩ mô. Tuy nhiên về vấn đề công bố số liệu, bảng so sánh cũng cho thấy khoảng cách giữa thống kê Việt Nam với thế giới, đặc biệt về thời gian và mức độ chi tiết cú số liệu công bố. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, hướng tới những mục tiêu cao hơn, từng bước phát triển theo trình độ của thống kê khu vực và thế giới, báo cáo này chỉ tập trung vào những vấn đề

26

còn tồn tại của hệ thống thông tin thống kê, từ đó tìm ra những nội dung cần hoàn thiện trong giai đoạn tới.

Số liệu tổng hợp hiện hành như trên đã nêu, mới gồm các chỉ tiêu thống kê cơ bản: - Tổng trị giá xuất, nhập khẩu và cân đối thương mại hàng tháng, qúi, năm. - Mặt hàng chủ yếu xuất nhập khẩu tháng, qúi, năm (khoảng 30 mặt hàng)

- Phân tổ tổng trị giá xuất nhập hàng năm theo nước đối tác, khối kinh tế, khối nước, các phân loại chuẩn quốc tế như HS, SITC, VSIC.

- Phân tổ trị giá xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu theo nước đối tác; trị giá xuất nhập khẩu của các nước đối tác chủ yếu theo mặt hàng.

Những năm gần đây, sự thay đổi nguồn và phương pháp thu thập số liệu đã tạo thuận lợi cho việc tổng hợp, biên soạn và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nội dung của người dùng tin, đặc biệt là các thông tin chính thức được Tổng cục thống kê công bố hàng năm. Tuy nhiên so với yêu cầu sử dụng số liệu, ngoài việc chậm trễ của khâu công bố (được đề cập ở phần dưới), mức độ phù hợp còn chưa cao do nhiều chỉ tiêu thống kê còn thiếu như:

- Phân tổ trị giá xuất nhập khẩu theo thành phần kinh tế: đây là chỉ tiêu khá quan trọng nhằm đánh giá sự chuyển dịch thành phần kinh tế, đặc biệt là mục tiêu phản ánh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

- Phân tổ tổng trị giá xuất nhập khẩu theo địa phương nhằm đánh giá tiềm năng xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu theo các vùng, miền phục vụ công tác qui hoạch của Chính phủ.

- Phân tổ tổng trị giá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo thị trường, nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu nhằm giúp Chính phủ, các Bộ ngành đánh giá được kết qủa của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kiểm soát và có những chính sách điều chỉnh hợp lý.

- Phân tổ tổng trị giá nhập khẩu theo nước xuất xứ

- Phân tổ tổng trị giá XNK theo phương thức vận tải và cảng đến/cảng xuất phát nhằm xem xét hoạt động vận tải hàng xuất nhập khẩu và phục vụước tính chi phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu.

- Các chỉ số tăng trưởng xuất nhập khẩu đã loại trừ yếu tố biến động giá cả theo các phân loại hàng hóa chuẩn quốc tế.

Có thể thấy nhu cầu sử dụng số liệu cho các nhóm đối tượng 2,3 và 4 chưa được đáp ứng đầy đủ. Nguyên nhân cơ bản là do Tổng cục Thống kê thiếu nguồn đầu vào chi tiết từ tờ khai hải quan. Hiện tại các số liệu được Tổng cục Hải quan cung cấp cho Tổng cục Thống kê - mới chỉ thỏa mãn các yêu cầu cơ bản về số liệu tổng hợp, chưa phục vụ cho việc tính toán phân tích sâu hơn các chính sách thị trường, mặt hàng, chuyển đổi cơ cấu và thành phần kinh tế. Mặt khác, việc tính toán chỉ số giá xuất nhập khẩu cũng cần được nghiên cứu cải tiến cho phù hợp về tần suất và nội dung tổng hợp số liệu XNK. Những khó khăn này cần được giải quyết sớm, trước hết cần thực hiện nghiêm túc các qui định của Luật Thống kê, Chếđộ báo cáo thống kê Bộ ngành mới được Thủ tướng Chính phủ ký ban

hành, phối hợp chặt chẽ và tích cực giữa Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan để cải thiện thêm mức độ chi tiết. Theo đó, các thông tin thống kê chi tiết về từng doanh nghiệp, mặt hàng, thị trường xuất nhập khẩu...cần được cung cấp cho Tổng cục Thống kê. Mặt khác việc cập nhật thông tin thống kê liên quan đến thành phần kinh tế cũng cần được làm thường xuyên thông qua cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê. Một vấn đề cũng rất quan trọng liên quan đến số liệu thống kê đựoc tổng hợp và công bố, đó là độ chính xác của thông tin thống kê xuất nhập khẩu. Theo Luật Thống kê ban hành năm 2003, tính chính xác bao hàm cả sự trung thực, khách quan, đầy đủ của số liệu. Về lý thuyết, chỉ có thểđưa ra mục tiêu vềđộ chính xác của số liệu còn trong thực tế không thể đánh giá tính chính xác bằng một chỉ tiêu tổng hợp nào đó vì độ chính xác mang ý nghĩa định tính. Tính chính xác của thông tin thống kê về cơ bản được đánh giá qua 3 yếu tố: phương pháp thống kê được sử dụng, chất lượng nguồn số liệu đầu vào và qui trình kiểm tra, xử lý để công bố các kết quả đầu ra. Số liệu thống kê xuất nhập khẩu của hệ thống quốc gia không thuộc loại thu thập qua điều tra mà thông qua hệ thống ghi chép hành chính do Tổng cục Hải quan thực hiện. Vì vậy việc đánh giá chất lượng thông tin không liên quan đến các sai số chọn mẫu mà liên quan đến người khai báo tờ khai hải quan và việc thu thập, xử lý số liệu của hai cơ quan có liên quan gồm Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, trong đó vai trò của Tổng cục Hải quan là hết sức quan trọng.

Về phương pháp thống kê: liên quan trực tiếp đến phạm vi và xác định trị giá thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa. Trước năm 1996, số liệu thống kê xuất nhập khẩu được thu thập từ báo cáo của các doanh nghiệp, số liệu còn bị tính trùng hoặc bỏ sót do qui định phạm vi thống kê không rõ ràng và những khó khăn của việc kiểm soát đơn vị báo cáo. Việc thay đổi nguồn số liệu sang tờ khai hải quan và Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành Qui định phạm vi thống kê xuất nhập khẩu năm 1998 là một bước tiến quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề trên và nâng cao tính so sánh quốc tế của số liệu. Hiện tại, phạm vi thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam được qui định khá cụ thể và rõ ràng, cơ bản có thể so sánh được với các nước vì dựa trên các chuẩn mực ban hành năm 1998 của Thống kê Liên hợp quốc. Tuy nhiên vẫn còn sự khác biệt giữa nước ta và các nước như:

- Phạm vi thống kê: hệ thống thương mại được sử dụng để qui định phạm vi thống kê đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển là hệ thống thương mại chung trong khi với nước ta là hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng.

- Phân tổ thống kê hàng nhập khẩu theo nước đối tác: trên 91% các nước sử dụng tiêu chí “nước xuất xứ” để phân tổ thống kê hàng nhập khẩu trong khi Việt Nam hiện đang sử dụng tiêu chí “nước gửi hàng”. Khác biệt này gây ra một số khó khăn cho việc so sánh số liệu, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp, xử lý các vụ kiện trong khuôn khổ của WTO

28

Những khác biệt này cần được nghiên cứu sửa đổi trong những năm tới cho phù hợp với bối cảnh quốc tế nói chung và điều kiện thực tiễn của nước ta những năm gần đây ùng với việc nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực sẽđược cập nhật, thay đổi hoặc bổ sung mà Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc đang nghiên cứu soạn thảo và đệ trình, dự kiến sẽđưa vào áp dụng từ năm 2010.

Về chất lượng nguồn số liệu đầu vào: là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính chính xác của thông tin đầu ra. Số liệu đầu vào trước hết được người khai báo hải quan cung cấp thông qua tờ khai hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi khi thực hiện giao dịch. Tờ khai hiện tại gồm khoảng trên 40 tiêu thức trong đó 10 - 12 tiêu thức liên quan trực tiếp đến số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông tin được cán bộ hải quan kiểm tra căn cứ vào các hồ sơ hải quan đi kèm trước khi chấp nhận tờ khai và nhập tin vào hệ thống máy tính để tổng hợp số liệu. Đây là hai khâu quan trọng quyết định tính chính xác của số liệu. Về cơ bản các thông tin khai báo của phần lớn các tờ khai đã đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu của cơ quan hải quan như nêu ở trên. Tuy nhiên thực tế số liệu tại Tổng cục Hải quan những năm qua cũng cho thấy nhiều tồn tại cần được khắc phục trong khâu khai báo và kiểm tra thông tin tờ khai như khai thiếu chỉ tiêu, sai hoặc thiếu chi tiết mã số hàng hóa, đơn vị tính không đúng qui định, loại trị giá không đúng yêu cầu thống kê, điều chỉnh số liệu tờ khai trước...Những tồn tại này ảnh hưởng không nhỏđến tính chính xác của số liệu thống kê.

Về qui trình kiểm tra, xử lý: sau khi nhập tin ban đầu, quá trình kiểm tra cần được thực hiện một cách thận trọng ở cấp Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan nhằm phát hiện các sai sót của thông tin từ tờ khai. Ở một số nước, khâu này được kiểm soát khá chặt chẽ thông qua sự phối hợp giữa phần mềm kiểm tra tựđộng và kiểm tra bằng thủ công. Về cơ bản việc kiểm tra bao gồm 5 nội dung sau:

- Kiểm soát các tờ khai với giao dịch lớn: các tờ khai này sẽ có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng số liệu.

- Kiểm soát trị giá giao dịch căn cứ vào phương pháp xác định miền giá trị thích hợp để phát hiện các giao dịch nằm ngoài khoảng để tập trung xử lý

- Kiểm soát về khai báo mã số hàng hóa: khai đúng và khai đủ mức độ chi tiết mã - Kiểm soát về loại tờ khai liên quan đến phạm vi thống kê

- Kiểm soát về thời điểm thống kê thông qua việc sử dụng thông tin từ manifest (bản kê hàng hoá vận chuyển)

Đối chiếu các nội dung trên, có thể thấy các qui trình thủ tục hải quan hiện đang được Tổng cục Hải quan áp dụng tuy đã bao hàm được phần nào song nhưđã đề cập ở trên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được xử lý để bảo đảm tính chính xác của số liệu, đặc biệt liên quan đến các sai sót, thiếu hụt của các chỉ tiêu quan trọng nhất như mã hàng, tên hàng, phân tổ nước đối tác, đơn vị tính, trị giá xuất nhập khẩu...

Về tổ chức hệ thống thông tin thống kê xuất nhập khẩu, đây là vấn đề quan trọng cần có sự phối hợp phân công hợp lý trên cơ sở phù hợp với các qui định pháp lý, chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan có liên quan theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, phân công trách nhiệm rõ ràng nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của đông đảo người sử dụng số liệu trong và ngoài nước. Tuy đã có các qui định pháp lý nhưng trong thực tế việc chấp hành còn chưa triệt để, tổ chức thông tin còn khá phân tán không những giữa các bộ/ngành, địa phương với nhau mà ngay cả trong nội bộ từng bộ/ngành, địa phương có liên quan đến việc sản xuất và sử dụng số liệu thống kê.

Bốn tồn tại cơ bản nêu trên cần được nghiên cứu để hoàn thiện từng bước phù hợp với điều kiện thực tế của công tác thống kê mỗi cơ quan: Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê.

30

PHẦN III

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG KÊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM. THỐNG KÊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa trong điều kiện tăng cường hội nhập (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)