Phương pháp thống kê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa trong điều kiện tăng cường hội nhập (Trang 61 - 63)

I. Quy định chung

3. Phương pháp thống kê

3.1. Nguồn số liệu: số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa được thu thập từ tờ khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

3.2. Thời điểm thống kê: là thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận tờ khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa hoàn thành thủ tục hải quan để được quyền xuất hoặc nhập khẩu.

3.3. Trị giá thống kê: là trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê theo qui định của cơ quan hải quan.

3.3.1. Loại giá:

- Trị giá xuất khẩu hàng hóa được tính theo giá FOB (Free on Board) và gía DAF (Delivered at Frontier) là giá giao hàng tại biên giới Việt Nam, không bao gồm chi phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F)

- Trị giá nhập khẩu hàng hóa được tính theo loại giá CIF (Cost, Insurance and Freight) là giá giao hàng tại cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam

Nếu hợp đồng thương mại áp dụng điều kiện giao hàng khác với điều kiện xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF thì cần sử dụng các chứng từ như hợp đồng vận tải, bảo hiểm để tính toán và qui về giá theo điều kiện FOB, CIF

3.3.2. Tính trị giá cho những hàng hóa, loại hình kinh doanh đặc thù

- Tiền giấy và chứng khoán chưa phát hành, tiền kim loại chưa đưa vào lưu thông: trị giá thống kê được tính theo chi phí để sản xuất ra tiền giấy và chứng khoán hoặc tiền kim loại (không phải là mệnh giá của tiền giấy và chứng khoán hoặc tiền kim loại đó).

- Băng từ, đĩa từ, CD-ROM đã ghi âm, ghi hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính: thống kê theo trị giá giao dịch toàn bộ của chúng (không phải chỉ là trị giá của băng từ, đĩa từ, CD-ROM chưa có thông tin), trừ chi phí giấy phép sử dụng bản quyền nếu được tách riêng.

- Hàng hóa khi thực hiện tờ khai hải quan được phép ghi giá tạm tính (ví dụ dầu thô) thì khi có giá thực thanh toán phải điều chỉnh lại theo giá thực thanh toán. - Hàng gia công, chế biến, lắp ráp: tính trị giá toàn bộ hàng hoá nguyên liệu trước

khi gia công, chế biến, lắp ráp và toàn bộ giá trị thành phẩm hoàn trả sau gia công, chế biến, lắp ráp;

3.4. Loại tiền và tỷ giá: trị giá thống kê hàng hoá xuất, nhập khẩu tính bằng đôla Mỹ, các loại nguyên tệ khác phải quy đổi ra đôla Mỹ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thống kê hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. 3.5. Đơn vị tính lượng: sử dụng đơn vị tính qui định trong Danh mục hàng hoá xuất

khẩu, nhập khẩu của Việt Nam. 3.6. Nước bạn hàng:

3.6.1 Nước xuất khẩu: thống kê theo “nước cuối cùng hàng đến”: là nước mà tại thời điểm xuất khẩu, người khai hải quan biết được hàng hoá của Việt Nam sẽđược chuyển đến để bốc dỡ, không tính nước mà hàng hoá trung chuyển.

3.6.2 Nước nhập khẩu: thống kê theo “nước xuất xứ” là nước mà tại đó hàng hóa được nuôi trồng, khai thác, sản xuất hoặc chế biến, theo quy tắc xuất xứ của được nuôi trồng, khai thác, sản xuất hoặc chế biến, theo quy tắc xuất xứ của Việt Nam./.

Chương/ nhóm

Mặt hàng

Chương 2: Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

0201 Thịt trâu, bò, tươi hoặc ướp lạnh trừ 0201100202 Thịt trâu, bò, đông lạnh trừ 020210

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa trong điều kiện tăng cường hội nhập (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)