KẾT LUẬN
1. Cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1802) là loài cá có kích thước không lớn, cá thể lớn nhất trong quá trình nghiên cứu có kích thước
42,00cm (tương ứng 1565g). Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân có dạng: W = 0,0203L2,7078, hệ số tương quan bội: R2 = 0,9391.
2. Cá Chuối hoa là loài thiên về ăn động vật. Bắt gặp tất cả các thang bậc độ no (từ bậc 0 đến bậc 4) ở các mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân Lr/Lt = 0,63± 0,01 khẳng định cá Chuối hoa thiên về ăn động vật.
3. Tuyến sinh dục cá Chuối hoa phát triển qua 6 giai đoạn, trong thời gian nghiên cứu đã gặp tuyến sinh dục ở các giai đoạn I, II, III, IV và V. Với tỷ lệ tuyến sinh dục giai đoạn III, IV tăng dần và đạt cao nhất ở tháng 5 là 80%.
4. Độ béo trung bình của cá Chuối hoa dao động từ 1,30–2,08% (độ béo Fullton) và 1,15– 1,96% (độ béo Clark). Cao nhất vào tháng 2 và thấp nhất vào tháng 5, trùng với thời gian cá thành thục sinh dục.
5. Sơ bộ nhận định mùa vụ sinh sản của cá Chuối hoa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6. Cá Chuối hoa thành thục ở tuổi 1+ - 4+. Nhóm kích thước thành thục sinh dục lần đầu ở cá Chuối hoa cái là từ 25 – 30 cm.
6. Hệ số thành thục của cá Chuối hoa tăng dần từ tháng 2 đến tháng 5 và đạt giá trị cao nhất vào tháng 5 với 2,92% ở cá cái và 2,25% với cá đực. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Chuối hoa không cao, trung bình đạt 9907 trứng/cá thể cái, sức sinh sản tương đối trung bình đạt 32 trứng/g cá thể cái.
7. Sử dụng CT3 (100% thức ăn công nghiệp) nuôi thuần dưỡng cá Chuối hoa cho tăng trưởng trung bình về khối lượng, chiều dài, tỉ lệ sống lớn nhất và hệ số chuyển đổi thức ăn bé nhất.
ĐỀ XUẤT
- Sử dụng thức ăn công nghiệp với 45% độ đạm cho nuôi thuần hóa cá Chuối hoa để đạt tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống cao nhất và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp nhất.