Hình thái ngoài và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá Chuối hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm thức ăn để nuôi thuần dưỡng cá chuối hoa (Channa maculata Lacepede, 1802) tại khu vực Thanh Hóa (Trang 40 - 49)

Qua bảng và hình trên có thể thấy:

- Nhóm kích thước thành thục sinh dục lần đầu ở cá Chuối hoa cái từ 25–30 cm, tương ứng với khối lượng dao động từ 134,00 - 780,40 g (trung bình 325,61 g), đồng thời tỷ lệ thành thục ở nhóm này đạt trên 50%.

- Ở cá đực nhóm kích thước thành thục lần đầu là từ 25 - 30 cm có khối lượng dao động từ 136,00 – 444,5 g (trung bình 264,85 g), tỷ lệ thành thục cũng đã đạt trên 50%.

Như vậy qua kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, có thể nhận định cá Chuối hoa thành thục sinh dục từ nhóm kích thước 25 – 30 cm, tương ứng với độ tuổi từ 1+ - 2+ trở lên.

Trong quá trình thu mẫu đã bắt gặp cá thể thành thục lần đầu nhỏ nhất có chiều dài 25,5cm, khối lượng cơ thể 134,00 g với cá cái và 26,5 cm, khối lượng cơ thể là 136,00 g với cá đực. Do thời gian nghiên cứu ngắn, cùng với số lượng mẫu thu được không nhiều nên đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Để có thể kết luận chính xác và đầy đủ hơn cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài nữa, nghiên cứu cá trong tự nhiên và cả trong điều kiện nuôi.

3.4.2. Hình thái ngoài và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá Chuốihoa hoa

3.4.2.1. Hình thái ngoài cơ quan sinh dục

Việc xác định giới tính có sự khác nhau tùy theo từng loài. Đối với cá Chuối hoa, giai đoạn còn nhỏ rất khó phân biệt được giới tính, nhưng khi trưởng thành, đặc biệt là giai đoạn thành thục sinh dục thì tương đối dễ phân biệt đực cái. Qua quan sát hình thái bên ngoài của nhóm cá trưởng thành, có thể mô tả về hình thái ngoài của cá đực và cái như sau:

+ Cá đực có thân thon dài, bụng nhỏ và thon hơn cá cái.

+ Khi cá đực thành thục lỗ sinh dục hẹp, nhỏ và hơi lõm vào, tách xa lỗ hậu môn.

+ Cá cái có tuyến sinh dục khá phát triển, bụng thường to hơn bụng cá đực. + Khi cá cái thành thục lỗ sinh dục cá cái tròn và hơi hồng, nằm sát với lỗ hậu môn.

Hình 3.13: Cá Chuối hoa cái Hình 3.14: Cá Chuối hoa đực

3.4.2.2. Cấu tạo tuyến sinh dục

* Cấu tạo buồng trứng

Buồng trứng của cá Chuối hoa là một tuyến đôi gồm hai nhánh có hình túi, dài nằm trong xoang bụng và treo lên vách xoang cơ thể nhờ màng treo buồng trứng. Hai nhánh này nằm hai bên ruột và ở dưới bóng hơi. Hai nhánh của buồng trứng phát triển đồng đều, ít chênh lệch nhau về kích thước.

Kích thước và màu sắc của buồng trứng thay đổi theo giai đoạn thành thục. Ở giai đoạn II buồng trứng có kích thước nhỏ, có màu hồng nhạt, sau đó phát triển tăng về kích thước. Ở giai đoạn IV, buồng trứng căng tròn chiếm gần hết xoang bụng và có màu vàng đậm. Trên màng trứng có hai mạch máu chính

chạy ở giữa dọc theo chiều dài buồng trứng. Từ mạch máu chính phân ra nhiều mạch máu nhỏ phân bố trên khắp màng trứng (Hình 3.15 và 3.16).

Hai nhánh của buồng trứng hợp lại ở phía cuối cùng và thông ra ngoài qua lỗ sinh dục.

Hình 3.15. Cá Chuối hoa mang trứng Hình 3.16. Buồng trứng cá Chuối hoa

* Cấu tạo tinh sào

Tinh sào cá Chuối hoa gồm hai túi tinh thon dài, nằm dọc theo xoang bụng, mỗi túi tinh chia ra làm hai thuỳ trước và sau, giữa hai thuỳ có eo nhỏ. Kích thước hai tinh sào tương đối đều, nối với nhau và thông ra ngoài qua lỗ sinh dục nằm ở hậu môn. Cá chưa phát dục tinh sào có màu nâu đỏ, khi phát dục tinh sào có màu trắng.

3.4.2.3. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng

Trong quá trình thu mẫu nghiên cứu, mỗi tháng thu khoảng 30 cá thể với các kích thước khác nhau. Qua phân tích tổ chức mô học tuyến sinh dục thông qua việc cắt lát tế bào tuyến sinh dục và quan sát đồng thời dựa theo thang 6 bậc của OF Xakun & NA Butskaia (1968) [26] làm tiêu chuẩn để xác định độ chín của tuyến sinh dục cái được mô tả như sau:

Giai đoạn I:

Phân tích cấu trúc mô học của Noãn sào cho thấy có sự hiện diện của các noãn nguyên bào ở thời kỳ 1với nhân to tròn,

a b

Hình 3.17. Buồng trứng gđ I

a. Hình dạng ngoài buồng trứng gđ I; b. Tiêu bản buồng trứng gđ I

Giai đoạn II:

Noãn bào thời kỳ II (Thời kỳ sinh trưởng của nguyên sinh chất) có kích thước lớn hơn các noãn nguyên bào ở thời kỳ 1, đặc điểm của các noãn bào là tỷ lệ thể tích của nhân so với tế bào giảm xuống. Tế bào chất ưa kiềm yếu bắt màu tím bao quanh nhân. Nhân tròn, kích thước lớn nằm ở giữa chiếm hầu hết noãn bào. Nhiều nhân nhỏ có hình dạng khác nhau phân bố vùng ngoại biên của nhân, tạo thành vòng tròn xung quanh màng nhân. Giai đoạn này chưa hình thành noãn hoàng và không bào (Hình 3.18). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a b

Hình 3.18. Buồng trứng gđ II

a. Hình dạng ngoài buồng trứng gđ II; b. Tiêu bản buồng trứng gđ II

Đặc điểm của các noãn bào thời kỳ này là tăng về thể tích chất nguyên sinh và tích lũy các chất dinh dưỡng, noãn bào gia tăng về kích thước và có hình dạng tròn, màng follicul xuất hiện cùng với các không bào, các hạt mỡ và các hạt noãn hoàng. Số lượng các giọt mỡ gia tăng đáng kể so với noãn bào giai đoạn 2. Các noãn bào thời kỳ III chiếm ưu thế về số lượng trong noãn sào (Hình 3. 19).

a b

Hình 3.19. Buồng trứng gđ III

a. Hình dạng ngoài buồng trứng gđ III; b. Tiêu bản buồng trứng gđ III

Giai đoạn IV:

Noãn sào tích lũy khá nhiều hạt dầu, phân bố không đều, noãn sào có kích thước lớn, có màu vàng tươi, hơi đậm hơn noãn sào ở giai đoạn III; mạch máu phân bố trên noãn sào nhiều hơn, các hạt trứng to và tương đối đồng đều. Vào cuối giai đoạn này có thể nhìn thấy nhân của trứng bằng mắt thường. Trong noãn sào tổ chức liên kết ít, mạch máu phát triển, màng noãn sào mỏng, có số ít tế bào ở thời kỳ đầu, và cuối sinh trưởng nguyên chất (Hình 3. 20).

a b

Hình 3.20. Buồng trứng gđ IV

a. Hình dạng ngoài buồng trứng gđ IV; b. Tiêu bản buồng trứng gđ IV

Giai đoạn V:

Noãn sào có kích thước rất lớn, có màu sắc đậm hơn so với giai đoạn IV. Trong noãn sào, chủ yếu là các tế bào trứng đã kết thúc thời kỳ lớn noãn hoàng. Noãn hoàng tích lũy đầy trong tế bào chất, số nhân nhỏ trong nhân giảm và từ từ tan biến vào dịch nhân (Hình 3.21).

Hình 3.21. Tiêu bản buồng trứng gđ V

Giai đoạn VI:

Đây là giai đoạn sau khi cá đã tham gia sinh sản. Lúc này phần lớn trứng đã được đẻ ra ngoài nên buồng trứng teo nhỏ lại, toàn bộ buồng trứng mềm nhão, có màu đỏ thẫm. Bên trong buồng trứng còn sót lại những hạt trứng ở giai đoạn II.

3.4.2.4. Các giai đoạn phát triển của tinh sào

Trong quá trình nghiên cứu, đã thu được tuyến sinh dục đực ở các giai đoạn I, II, III, IV và V. Dựa theo thang 6 bậc của OF Xakun & NA Butskaia (1968) [26] làm tiêu chuẩn để xác định độ chín của tuyến sinh dục đực được mô tả như sau:

Hình 3.22. Lát cắt dọc thuỳ tinh sào cá Chuối hoa đực

Giai đoạn I: Ở giai đoạn này có sự hiện diện của tinh nguyên bào, số lượng các tinh nguyên bào lớn nằm trong các bào nang (Hình 3.23).

Hình 3.23. Tiêu bản tinh sàocá Chuối hoa ở giai đoạn I

Giai đoạn II: Tinh sào dài, nhỏ, có màu trắng hoặc trắng đục, mạch máu không rõ ràng. Số lượng tinh nguyên bào tăng lên nhiều và xếp thành từng chùm hình thành ống tinh nhỏ, đặc, giữa các ống được ngăn cách bởi mô liên kết (Hình 3. 24).

Giai đoạn III: Tinh sào có kích thước lớn hơn, màu trắng đục, trên bề mặt xuất hiện nhiều vệt màu hồng, đó là dấu hiệu của sự phát triển mạch máu. Quan sát trên tiêu bản tổ chức học, chủ yếu thấy xuất hiện các tinh nguyên bào thứ cấp đang trong thời kỳ phân chia thành các tinh tử (Hình 3.25).

Hình 3.25: Tiêu bản tinh sàocá Chuối hoa ở giai đoạn III

Giai đoạn IV: Tinh sào ở giai đoạn này có kích thước vượt hơn hẳn các giai đoạn trước, có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển mạnh. Giai đoạn này hình thành buồng sinh tinh trên tinh sào, ờ giữa buồng sinh tinh là các tinh trùng xắp xếp dày đặc (hình 3.26). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.26: Tiêu bản tinh sàocá Chuối hoa ở giai đoạn IV.

Giai đoạn V

Tinh hoàn sẵn sàng hoạt động, có màu trắng sữa, mềm, các thuỳ căng và mọng. Quan sát TSD đực lúc này có thể thấy sẹ chảy ra theo ống tinh. Tinh trùng giai đoạn này chứa đầy trong các bao tinh (hình 3.27).

Hình 3.27: Tiêu bản tinh sàocá Chuối hoa ở giai đoạn V.

3.4.2.5. Tỷ lệ đực cái

Trong tự nhiên, về lý thuyết có cơ cấu giới tính là 50% cá thể cái và 50% cá thể đực. Tuy nhiên thực tế tỷ lệ giới tính luôn có sự thay đổi. Sự thay đổi theo kết quả điều tra được ghi nhận ở bảng 3.7:

Bảng 3.7. Tỷ lệ đực cái qua các tháng thu mẫu

Giới tính Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Số lượng (cá thể) Tỷ lệ (Cái/đực) Số lượng (cá thể) Tỷ lệ (Cái/đực) Số lượng (cá thể) Tỷ lệ (Cái/đực) Số lượng (cá thể) Tỷ lệ (Cái/đực) Cái 16 1,14 17 1,31 18 1,5 19 1,73 Đực 14 13 12 11

Từ bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ cái /đực trong quần đàn cá Chuối hoa có sự khác biệt. Tỷ lệ cái/đực chênh lệch thấp nhất ở tháng 2 là 1,14. Sang tháng 3 tỷ lệ này có sự thay đổi, số lượng cá thể cái tăng lên nên tỷ lệ cái/đực 1,31. Đến tháng 4 tỷ lệ này là 1,5. Đến tháng 5 tỷ lệ này cao nhất trong các tháng là 1,73. So sánh chung trong 4 tháng nghiên cứu tỷ lệ cái/đực là 1,4. Sự sai khác này còn thể hiện rõ khi phân tích theo nhóm kích thước như bảng 3.8:

Bảng 3.8. Tỷ lệ cái/đực của cá Chuối hoa theo nhóm kích thước (cm)

Kích thước Nhóm kích thước (cm)

<25 25-30 31-35 >35 Tổng

Tỷ lệ

Từ bảng trên cho thấy cá cái chiếm tỷ lệ cao hơn so với cá đực. Đặc biệt là ở nhóm kích thước 31- 35 cm, có tỷ lệ cái/đực là 1,9. Còn ở các nhóm kích thước 25 - 30 cm thì tỷ lệ cái/đực là 1,11.

Như vậy tỷ lệ đực cái trong quần đàn cá Chuối hoa có sự sai khác theo nhóm kích thước và theo thời gian trong năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm thức ăn để nuôi thuần dưỡng cá chuối hoa (Channa maculata Lacepede, 1802) tại khu vực Thanh Hóa (Trang 40 - 49)