a. Cơ quan bắt mồi
- Cá Chuối hoa có miệng rộng, hướng trước. Trong miệng có nhiều răng nhỏ và nhọn, mọc thành nhiều hàng trên hàm và xương lá mía. Hàm trên dài hơn hàm dưới. Trên hai hàm, răng nhọn và nhiều. Lưỡi nhọn dài. Môi trên dày.
Tấm răng trước hàm và xương lá mía hình vòng cung liên tục. Với miệng rộng và răng khá phát triển, có thể dự đoán đây là loài cá thiên về ăn động vật (Hình 3.3).
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (2005), cá Chuối hoa có miệng rất lớn, rạch miệng xiên kéo dài về phía sau quá viền sau của mắt. Trên hai hàm, xương lá mía và xương khẩu cái đều có nhiều răng.
- Lược mang dạng hình núm, phân bố trên các đôi cung mang. Ở cung mang thứ nhất có 6 - 11 lược mang. Lược mang của cá Chuối hoa ít, ngắn và cứng vì chúng là loài cá dữ. (Hình 3.4).
Hình 3.3: Hình dạng miệng cá Hình 3.4: Hình dạng lược mang cá Như vậy, đặc điểm của cơ quan bắt mồi của cá Chuối hoa trong quá trình nghiên cứu có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
b. Thực quản
Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp gấp, màu trắng nằm tiếp sau xoang miệng hầu. Phía trong có nhiều nếp gấp chứng tỏ thực quản có khả năng co dãn lớn, có thể chứa nhiều thức ăn cũng như bắt các con mồi có kích thước lớn.Vách thực quản dày, cấu tạo bởi 3 phần: màng bao bên
ngoài, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp niêm mạc. Màng bao ngoài vách thực quản được tạo bởi nhiều mô liên kết. Lớp cơ vân ở giữa dầy, xếp thành 2 dạng: Lớp cơ vòng bao bên ngoài và lớp cơ dọc ở bên trong (Hình 3.5). Niêm mạc thực quản gồm 2 phần: Lớp dưới niêm mạc mỏng nằm cạnh lớp cơ dọc và lớp niêm mạc ở trong cùng được tạo bởi các biểu mô dày (Hình 3.6), xen kẽ bên dưới là các tế bào tiết dịch nhầy (nhớt) giúp thức ăn dễ dàng đi qua thực quản.
Hình 3.5. Thực quản cá Chuối hoa Hình 3.6. Lát cắt ngang thực quản cá Chuối hoa (A: Lớp cơ vòng, B: Lớp cơ dọc, C: Lớp niêm mạc, D: Lớp áo cơ)
c. Dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa, nối thực quản với ruột. Là cơ quan có nhiệm vụ chứa và tiêu hóa thức ăn vì thế dạ dày đóng vai trò tiêu hóa cả về mặt cơ học lẫn hóa học. Quan sát cơ quan nội tạng của cá Chuối hoa sau khi giải phẫu cho thấy dạ dày có hình chữ J, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên có thể giãn nở và lực co bóp rất lớn, được nối tiếp sau thực quản và nối với phần ruột (Hình 3.7). Đây là một đặc điểm phù hợp với dạ dày của loài cá ăn động vật như cá Chuối hoa. Lát cắt ngang của dạ dày cá Chuối hoa thể hiện thành dạ dày của cá gồm 4 lớp: niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ trơn và màng ngoài (Hình 3.8).
Hình 3.7: Dạ dày cá Chuối hoa
A. Hình dạng ngoài của dạ dày B. Bề mặt bên trong dạ dày cá
d c
e a
b
Hình 3.8: Cấu trúc dạ dày cá Chuối hoa
a. Lớp niêm mạc; b. Lớp dưới niêm mạc; c. Lớp cơ trơn; d. Màng ngoài; e. Nếp gấp
d. Ruột
Ruột cá là phần dài nhất của ống tiêu hóa, được nối từ dạ dày đến hậu môn của cá. Chức năng chủ yếu của ruột là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng để nuôi cơ thể. (Hình 3.9)
Cũng như các phần khác của ống tiêu hóa, thành của ruột cá Chuối hoa gồm có lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và màng bao bên ngoài ruột. Niêm mạc ruột được phủ lớp biểu mô trụ đơn giống như ở niêm mạc dạ dày. Những nếp gấp của niêm mạc ruột thì hẹp và cao hơn so với nếp gấp ở dạ dày, gồm mô liên kết thưa và có nhiều mạch máu.
Hình 3.9: Ruột cá Chuối hoa e b c c a b d a
Hình 3.10. Lát cắt ngang Hình 3.11. Cấu trúc thành ruột cá ruột của cá Chuối hoa a.Niêm mạc; b. Lớp dưới niêm mạc
a. Thành ruột c. Lớp cơ trơn;
b. Niêm mạc ruột d. Màng ngoài; e. Mao mạch c. Nhánh của nếp gấp