KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 79 - 81)

3 Đất chưa sử dụng CSD 95,70 91,71 0,01 128,15 2,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của một số dự án gần đây trên địa bàn quận Tây Hồ, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Công tác bồi thường GPMB của quận Tây Hồ được tổ chức thực hiện còn chậm, hầu hết các dự án đều được chia nhỏ ra làm nhiều giai đoạn nhưng mới chỉ giải quyết xong một nửa số đó.

- Tại hai dự án nghiên cứu: Dự án xây dựng 03 tuyến đường khung và dự án xây dựng nhà ở cụm 9 đã thực thi đúng các quy định của pháp luật về bồi thường , hỗ trợ và tái định cư.

- Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: Khi tiến hành lập phương án bồi thường của 2 dự án được Hội đồng bồi thường GPMB xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định cụ thể theo đúng quy định đã được đề ra. Bên cạnh đó do chưa thực hiện tốt khâu tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai, chính sách bồi thường nên gây khó khăn cho việc bồi thường GPMB.

-Giá bồi thường, hỗ trợ về đất: Việc thực hiện và áp dụng giá bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án nhìn chung được người dân có đất bị thu hồi chấp nhận. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra giá bồi thường về đất ở vẫn còn một số người được phỏng vấn cho là thấp, chưa sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi.

- Giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản, hoa màu trên đất được vận dụng theo đúng quy định của pháp luật, được người dân nhất trí ủng hộ, phù hợp với giá thị trường.

- Các chính sách hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, di chuyển, thuê nhà tạm cư phù hợp với thực tế, hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân có nhà bị phá dỡ, các hộ mất đất sản xuất nông nghiệp.

2. Kiến nghị

- Cần thực hiện quản lý đất đai ở cấp cơ sở một cách chặt chẽ, cải cách thủ tục hành chính trong việc cho, tặng, chuyển quyền sử dụng đất. Phải xác định cụ thể trong quá trình cấp đất ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi thường GPMB.

- Đề nghị tiếp tục nghiên cứu và sớm điều chỉnh mức giá bồi thường thiệt hại khi GPMB đối với đất ở và đất nông nghiệp với các khu vực trên địa bàn Thành phố, nhằm đáp ứng quyền lợi của nông dân và công bằng xã hội. Trên cơ sở đó nghiên cứu, xem xét các mức hỗ trợ của từng dự án, từng khu vực cho nhân dân.

- Đề nghị có chính sách cụ thể hơn về: Giải quyết lao động việc làm; công tác quy hoạch xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị - dịch vụ; xử lý ô nhiễm môi trường.

- Tiếp tục kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân nhận tiền bồi thường GPMB và giao đất cho các dự án. Cần tập trung sự phối kết hợp các cấp, các ngành từ Thành phố xuống địa phương để tuyên truyền, giải thích cho nhân dân nắm rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 79 - 81)