0
Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 33 -37 )

Tây Hồ là quận thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 2.439.02 ha. Vị trí cụ thể như sau (Hình 3.1):

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

 Phía Bắc của quận giáp với 03 xã của huyện Đông Anh là xã Hải Bối, xã Vĩnh Ngọc và xã Tàm Xá;

 Phía Nam quận là trung tâm chính trị Ba Đình với các phường giáp ranh là Cống Vị, Ngọc Hà, Vĩnh Phúc, Quán Thánh, Trúc Bạch và Phúc Xá;

 Phía Đông và phía Đông Bắc giáp ranh với phường Ngọc Thụy của quận Long Biên;

 Phía Tây giáp các xã Đông Ngạc. Xuân Đỉnh của huyện Từ Liêm và phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy.

Quận có 08 đơn vị hành chính cấp phường bao gồm: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An, Xuân La, Yên Phụ, Bưởi, Thụy Khuê. Do vị trí địa lý có tầm quan trọng đối với sự phát triển của thủ đô, quận Tây Hồ chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình đô thị hóa dẫn đến các quan hệ sử dụng đất diễn ra phức tạp, vì vậy quá trình sử dụng đất vào các mục đích khác nhau có nhiều biến động, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận.

*Địa hình

Địa hình quận Tây Hồ khá bằng phẳng với 2 dạng địa hình chính là địa hình khu vực trong đê và địa hình khu vực ngoài đê:

- Khu vực trong đê chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của quận, có độ cao trung bình từ 8 – 12 m địa hình bằng phẳng; khu vực thấp trũng chủ yếu ở khu vực vùng ven Hồ Tây.

- Khu vực ngoài đê: gồm một phần các phường Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An có địa hình lòng chảo, đây là những khu vực thường ngập úng vào mùa mưa.

*Địa chất

Các yếu tố tự nhiên tạo thành môi trường địa chất vùng Hà Nội nói chung và khu vực Tây Hồ nói riêng như cấu tạo địa chất, địa mạo, trạng thái địa động lực, điều kiện địa chất thủy văn vv… rất đa dạng và phức tạp. Trên cơ sở các kết quả khảo sát và quan trắc trong nhiều năm qua cùng với những tư liệu đã có trước đó cho thấy cùng với khu vực Nam sông Đuống của huyện Gia Lâm, Tây Hồ thuộc Phụ vùng II với môi trường địa chất có tính bền vững trung bình khá thuận lợi cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

*Khí hậu

Tây Hồ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Trung bình một ngày có 3 – 5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng). Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500 – 9.0000C

Lượng mưa trung bình năm 1.600 – 1.700 mm (1.670 mm), lượng mưa năm ít nhất là 1.000 mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630 mm. Song lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 với lượng mưa chiếm 80 – 85% lượng mưa của cả năm, mùa này thường có những trận mưa kéo dài, kèm theo gió xoáy, bão.

Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông. Hằng năm quận Tây Hồ nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 – 7 cơn bão. Bão thịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, bão thường trùng với thời kỳ nước sông Hồng lên cao, đe dọa không chỉ sản xuất nông nghiệp mà cả đời sống nhân dân.

*Thủy văn

Quận Tây Hồ có sông lớn là sông Hồng chảy qua địa phận từ Bắc xuống phía Đông Nam của quận, qua địa bàn 5 phường: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An và Yên Phụ rồi sang địa bàn quận Ba Đình với tổng chiều dài 7.51 km. Chạy dọc phía Nam quận là sông Tô Lịch qua địa phận các phường Bưởi, Thụy Khuê với chiều dài là 2.7 km. Nhìn chung chế độ thủy văn của các sông phụ thuộc nhiều vào lượng mưa hằng năm. Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch). Tháng có lưu lượng nước bình quân lớn

nhất tức đỉnh lũ là tháng 8, lượng nước bằng 15% tổng lượng nước cả năm và bằng tổng lượng nước cả 7 tháng mùa cạn (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau).

Ngoài các hệ thống sông chính trên, Tây Hồ còn có Hồ Tây với diện tích rộng trên 530 ha là nguồn nước quan trọng điều hòa khí hậu của khu vực nội thành Hà Nội nói chung và khu vực quận Tây Hồ nói riêng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 33 -37 )

×