Dự án xây dựng khu nhà ở cụm 9, phường Phú Thượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 62 - 75)

3 Đất chưa sử dụng CSD 95,70 91,71 0,01 128,15 2,

3.4.2. Dự án xây dựng khu nhà ở cụm 9, phường Phú Thượng.

3.4.2.1. Các căn cứ pháp lý liên quan đến dự án

- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ Quy định bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Quyết đinh số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội do luật đất đai 2013 và các nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.

- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà nội được luật đất đai và các Nghị định của chính phủ giao về đăng lý, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề sang đất vườn , ao xen kẹt trong khu dân cư ( không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND thành phố Hà nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố được luật đất đai và các nghị định của Chính phủ giao về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích tối thiểu

được phép tách tách thửa cho hộ gia đình,cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố được luật đất đai và các nghị định của Chính phủ giao về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 5077/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ủy quyền cho UBND các quận, huyện, thị xã quyết định thu hồi đất một số trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND thành phố quy định tại Khoản 1, điều 7 Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND thành phố Hà Nội.

- Thông báo số 7756/STC-BG ngày 30/12/2014 của Sở tài chính Hà Nội về việc thông báo đơn giá BTHT các loại cây, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015.

- Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/1014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành gía xây dựng mới nhà ở, nhà ở tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định thu hồi đất số 2538/QĐ-UBND ngày 02/07/2008 của UBND thành phố Hà Nội.

- Công văn số 471 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án.

- Biên bản kiểm tra vị trí các hộ dân có đất nằm trong chỉ giới GPMB.

- Quyết định số 4996/QĐ-UBND ngày 14/09/2016 về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh, giá đất ở cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.

- Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 10/06/2016 của UBND quận Tây Hồ về việc thành lập tổ công tác GPMB dự án xây dựng khu nhà ở cụm 9.

- Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 10/06/2016 của UBND quận Tây Hồ về việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện dự án xây dựng nhà ở cụm 9.

- Biên bản bàn giao mốc địa giới.

3.4.2.2. Đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của quận đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương cụ thể hóa, chi tiết để áp dụng đối với các đối tượng bị thu hồi đất và điều kiện được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.

- Toàn bộ các hộ dân có đất đai, tài sản nằm trong khu vực xây dựng thuộc diện GPMB theo đúng chỉ giới thu hồi đất để thực hiện dự án đều được bồi thường.

3.4.2.3. Kết quả thực hiện

3.4.2.3.1.Bồi thường về đất

a, Xác định giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ

Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ là giá đất theo mục đích sử dụng đã được UBND thành phố quy định và công bố, không bồi thường theo giá đất sẽ chuyển mục đích sử dụng.

Căn cứ vào Quyết định số 96/2014 ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015.

Bảng 3.6: Đơn giá bồi thường về đất tại dự án

Tên dự án Loại đất Đơn giá bồi

thường(đồng)

Xây dựng nhà ở cụm 9 Đất ở VT1: 25.000.000 Đường Nguyễn Hoàng Tôn ( địa phận quận Tây Hồ) VT2: 14.000.000 VT3: 11.500.000 VT4: 10.250.000 Đất nông nghiệp 252.000

Dự án có tất cả 33 hộ dân. Trong đó, có 18 hộ ở vị trí 2 với diện tích 2280.5m2; có 8 hộ ở vị trí 3 với diện tích 1174.75 m2; có 7 hộ nằm ở vị trí 4 với diện tích 554.7m2.

Bảng 3.7: So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thường của dự án và giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất

Dự án

Tên đường

phố Giá thị trườngtại thời điểm bồi thường

(đồng/m2)

Giá bồi thường của dự án (đồng/m2) Mức độ chênh lệch Xây dựng khu nhà ở cụm 9 Đường Nguyễn Hoàng Tôn ( địa phận quận Tây Hồ) Số tiền (đồng/m2) Tỷ lệ (lần) VT2: 80.000.000 VT2: 14.000.000 66.000.00 0 5.7 VT3: 50.000.000 VT3: 11.500.000 38.500.00 0 4.3 VT4: 42.000.000 VT4: 10.250.000 31.750.00 0 4.1

( Nguồn: Số liệu thu thập)

b, Kết quả bồi thường về đất tại dự án:

Qua bảng ta thấy: mặc dù quận Tây Hồ đã chủ động kịp thời báo cáo UBND thành phố chấp thuận điều chỉnh giá đất làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ với hệ số k = 1.8. Tuy nhiên, giá đất tính bồi thường của dự án vẫn còn thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường

tại khu vực từ 4.0 đến 5.7 lần. Vì vậy, giá đất tính bồi thường chưa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất.

Bảng 3.8: Tổng hợp kinh phí bồi thường về đất tại dự án

Đường Nguyễn Hoàng Tôn(địa phận quận Tây

Hồ)

Đơn giá bồi

thường (đồng/m2) Diện tích (m 2) Thành tiền (đồng) VT2: 14.000.000 2280.5 57.468.600.000 VT3: 11.500.000 1174.75 24.317.325.000 VT4: 10.250.000 554.7 10.234.215.000 Tổng 4409.95 92.020.140.000

3.4.2.3.2. Bồi thường về tài sản trên đất

a. Xác định giá bồi thường tài sản trên đất

Giá bồi thường tài sản trên đất được căn cứ vào Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Căn cứ thông báo số 7218/2015/STC-BG ngày 30/12/2015 của Sở Tài chính về đơn giá bồi thường đối với cây, hoa màu, sản lượng cá phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016.

Bảng 3.9: Tổng hợp đơn giá bồi thường tài sản tại dự án

Hạng mục Đơn vị Khối lượng Tỷ lệ Đơn giá (đồng) Công trình, kiến

trúc

Nhà B1 m2 100 100% 4.159.000

Nhà G1 m2 2.264 100% 2.444.000

Nhà tạm m2 120 100% 1.633.000

Cây cối hoa màu

Chuối có quả cây 20 100% 40.000

Xoài cây 10 100% 420.000

Nhãn cây 25 100% 1.200.000

Ổi cây 25 100% 300.000

( Nguồn: Số liệu thu thập)

b, Kết quả bồi thường về tài sản trên đất của dự án nghiên cứu

Bảng 3.10: Tổng kinh phí bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất tại dự án

TT Hạng mục Thành tiền (đồng)

1 Công trình, kiến trúc 3.378.468.000

2 Cây cối, hoa màu 42.500.000

Tổng 3.420.968.000

- Hội đồng bồi thường GPMB đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất và các tài sản trên đất một cahs chính xác theo đúng quy định được ban hành theo các Quyết định phê duyệt đơn giá của UBND thành phố, ngoài ra còn vận dụng đơn giá cho từng khu vực của từng dự án cho phù hợp với thực tế.

- Giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất( cây cối, hoa màu) đã được quy định tương đối sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất.

- Giá bồi thường nhà cửa, công trình trên đất được xác định trên cơ sở phân cấp nhà và tính toán theo giá trị xây dựng nhà mới , công trình cùng cấp, cùng hạng. Giá xây dựng mới chủ yếu được xác định theo giá thị trường tại thời

điểm đó, vì vậy, giá bồi thường về nhà cửa, công trình kiến trúc tương đối sát với thực tế, được người dân chấp thuận.

- Tuy nhiên, việc quản lý diện tích đất trong khu vực chuẩn bị thu hồi của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, còn xảy ra hiện tượng người dân trồng cây trước khi kiểm kê đất đai để được bồi thường.

3.4.3.3. Chính sách hỗ trợ khác

a. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất

Căn cứ theo điều 21, quyết định 23/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội:

“1. Mức hỗ trợ ổn định đời sống cho 01 nhân khẩu theo quy định tại Điều 19 Nghị định số47/2014/NĐ-CP được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo/tháng theo giá do Sở Tài chính công bố hàng năm; chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

2. Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 19 Nghi định số 47/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó; chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

3. Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thuê lao động theo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc. Mức trợ cấp ngừng việc được tính bằng tiền lương tối thiểu nhân với số cấp bậc công việc của ngành nghề tương ứng theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian tối đa là 06 tháng; chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

b. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi bị Nhà nước thu hồi đất

Căn cứ theo Điều 22, Quyết định 23/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội

“1. Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp

a) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại khoản 1, Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP bằng 5 (năm) lần (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán căn hộ chung cư) và 3,5 (ba phẩy năm) lần (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được phê duyệt hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán căn hộ chung cư) giá đất nông nghiệp cùng loại trong Bảng giá đất của UBND Thành phố đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương;

b) Ngoài chính sách hỗ trợ bằng tiền quy định tại điểm a khoản này, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp còn được hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm, vay vốn,... theo quy định hiện hành.

2. Trường hợp thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ

Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở được thực hiện theo quy định hiện hành.

c. Hỗ trợ khác

Căn cứ theo Điều 23, quyết định 23/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội:

1. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ thêm để ổn định đời sống bằng tiền cho các nhân khẩu thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất. Thời gian và mức hỗ trợquy định như sau:

a) Thời gian hỗ trợ là 06 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở và 03 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở.

b) Mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu/tháng tương đương 30 kg gạo theo giá do Sở Tài chính công bố hàng năm.

2. Hỗ trợ thuê nhà, địa điểm di chuyển tạm cư a. Đối với hộ gia đình, cá nhân

a.1. Chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn tái định cư nhưng chủ đầu tư chưa kịp bố trí vào khu tái định cư theo quy định hoặc vào quỹ nhà tạm cư trung chuyển của Thành phố, nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo tạm cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/nhân khẩu thực tế ăn ở tại nơi thu hồi đất/tháng hoặc 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)/ hộ độc thân/tháng, nhưng mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)/hộ gia đình/ tháng.

Thời gian hỗ trợ tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi có thông báo nhận nhà tái định cư (trường hợp được mua nhà tái định cư); tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi có thông báo nhận đất tái định cư cộng thêm 06 tháng để xây nhà (trường hợp được giao đất tái định cư).

Trường hợp bị thu hồi một phần đất ở mà chủ sử dụng nhà ở, đất ở không được tiêu chuẩn tái định cư nhưng thực tế bị phá dỡ toàn bộ hoặc một phần nhà ở, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì cũng được hỗ trợ tiền thuê

nhà tạm theo mức trên trong 06 tháng (đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở) và 03 tháng (đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở).

a.2. Trường hợp đủ điều kiện được bố trí tái định cư mà tự nguyện bàn giao mặt bằng và tự lo nơi ở tạm cư thì còn được bổ sung hỗ trợ di chuyển chỗ ở tạm 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.

b. Đối với tổ chức bị thu hồi nhà đất phải di chuyển đến cơ sở mới

Ngoài việc được bồi thường di chuyển theo quy định, trường hợp phải di chuyển đến cơ sở mới nhưng Thành phố chưa kịp bố trí địa điểm di chuyển thì được hỗ trợ thuê trụ sở, nhà xưởng, nhà làm việc, kho tàng tạm thời trung chuyển. Mức hỗ trợ xác định bằng diện tích nhà, đất đang thuê (nhưng tối đa không vượt quá diện tích bị thu hồi) nhân đơn giá thuê do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định cho thời gian tính từ khi bàn giao toàn bộ mặt bằng đến khi có thông báo nhận địa điểm mới của Ủy ban nhân dân Thành phố nhưng thời gian hỗ trợ tối đa không quá 12 tháng.

Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều người thuộc diện được hưởng một trong các mức hỗ trợ trên thì hộ gia đình chỉ được tính hỗ trợ một lần theo mức cao nhất”.

4.Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng a) Đối với hộ gia đình, cá nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w