Chăm sóc Tưới nước

Một phần của tài liệu Đề xuất đầu tư dự án (Trang 68 - 71)

b) Tiêu chuẩn kiến trúc

11.2.6.2.3. Chăm sóc Tưới nước

Tưới nước

Nước được tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt nên đất luôn được giữ ẩm tối ưu tạo điều kiện thuận lợi cho cây nho phát triển. Khi mưa kéo dài thì phải thoát nước nhanh không để nho bị ngập úng.

Tạo giàn cho nho xanh

Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20 - 30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1. Mỗi cây nho chỉ để lại 2 - 4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8 - 1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai – cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10 - 20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng. Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây bẹ chuối.

Bón phân

Thời kỳ cây con: kéo dài khoảng 7 - 8 tháng. Giai đoạn này khoảng 2 tháng bón phân một lần.Tổng lượng phân trùn hữu cơ với lượng 1000 kg/1000 m2. Chia ra các lần bón như sau:

khi trồng 15 ngày

- Bón thúc lần 1 : 3 tháng sau khi trồng bón phân trùn: 2 kg/gốc

- Bón thúc lần 2 : 6 tháng sau khi trồng bón phân trùn: 3 kg/gốc

Thời kỳ kinh doanh (tính cho 1000 m2)

Phân trùn hữu cơ cho nho với lượng là: 1000 kg. Vôi CaCO3: 100 kg.

Đợt 1: Sau khi thu hoạch xong vụ trước:

- 100 kg vôi CaCO3.

- Bón 300 kg phân trùn/1000 m2.

- Bón phân bằng cách rãi đều trong luống nho, sau đó dùng cuốc xới nhẹ chôn vùi phân vào đất, tưới nước ngay. Bón phân tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.

Đợt 2: Trước cắt cành 10 - 12 ngày.

- Bón 300 kg phân trùn/1000 m2.

- Bón bằng cách cuốc lỗ cách nhau khoảng 20 cm, sau đó lấp đất lại tưới nước, sau đó dùng cuốc xới nhẹ, lấp phân rồi tưới nước.

Đợt 3: 10 - 15 ngày sau khi đậu trái xong

- Bón 400 kg phân trùn/1000 m2.

Xử lý hoa

Khoảng 10 - 12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 - 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 - 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.

11.2.6.2.4. Phòng trừ sâu bệnh hại

Các loại bệnh chính trên nho

a) Bệnh Mốc Sương: (Downy mildew) do nấm Plasmopara viticola. Nông dân còn gọi là bệnh nấm vàng, nấm trắng, nấm lá.

b) Bệnh Phấn trắng: (Powdery mildew) do nấm Uncinula necator

Nông dân còn gọi là bệnh nấm xám, bột xám xuất hiện trên lá và cành nho. Bệnh nấm cuống: do nấm Diplodia sp. Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao.

cao.

e) Bệnh thán thư: (Anthracnose) do nấm Elsinoe ampelina. Thường xuất hiện vào mùa mưa và khi trời có sương ban đêm. Nông dân còn gọi là bệnh ung thư, đốm mắt chim, bệnh thẹo quả.

Phòng trị:

- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

- Ngắt bỏ lá bệnh đem đi tiêu hủy

Các loại sâu hại chính trên nho

a) Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua). Thường xuất hiện khi lá nho còn non, vào lúc trời khô hanh, độ ẩm thấp.

Phòng trị:

- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

- Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, cắt bỏ các lá có sâu mới nở.

- Dùng các loại thuốc sinh học đặc trị như: NPV, Seba, Aztron, Delfin, Bitadin,…

b) Bọ trĩ: Thrips spp. Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài. Nông dân hay gọi là rầy ri hay rầy lửa

Phòng trị:

- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

- Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ.

- Phun luân phiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Vibamec 1,8 EC; Vertimec 1,8;…

c) Nhện vàng: Phyllocoptes vitis Nal. Xuất hiện sau khi cành ra lá non, trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.

Nông dân còn gọi là bệnh vằn ri hay chân gà.

d) Nhện đỏ: Eotetranychus carpini. Xuất hiện trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong.

Phòng trị:

- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

- Sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC; Kenthane 18,5 EC; Kulumus 80 DF,…

- Chú ý nhện đỏ gây hại mặt trên lá do đó phải phun đều mặt trên lá.

e) Rệp sáp: Ferrisiana virgata. Thường bám trên cành hoặc trên lá già. Nông dân còn gọi là rầy đu đủ, rầy bông.

- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

- Vườn nho thường bị rệp sáp: cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành.

11.2.6.2.5. Thu hoạch

Lựa chọn những chùm nho đủ độ chín. Chùm nho khi thu hoạch cần để cuống dài để cầm nắm thuận tiện cho việc xử lý bảo quản và đóng gói. Dùng kéo hoặc dao cắt cuống chùm dài rời khỏi dây nho. Rửa chùm nho bằng nước sạch 3 - 4 lần cho hết bụi, lá khô, vật lạ dắt vào chùm nho nếu có.Treo, gác chùm nho lên giá cho ráo nước. Có thể dùng quạt gió cho mau khô nước.

Một phần của tài liệu Đề xuất đầu tư dự án (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w