11. Quy trình hoạt động sản xuất
11.2.1. Quy trình chăn nuôi bò thịt
Dự án thực hiện hướng tới hai giống bò:
- Bò Lai Sind là giống bò được lai tạo bởi bò Red Sindhi thuần với bò Vàng Việt Nam. Đây là giống bò mang rất nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ít bệnh, kháng bệnh tốt, tính phàm ăn, dễ nuôi và chịu được kham khổ. Nhờ những ưu điểm này mà bò Lai Sind hiện đang được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam.
- Bò vàng Việt Nam là một nhóm giống bò thuộc nhóm giống bò vàng phương Nam (giống bò hình thành do lai tạo giữa nhóm Bos taurus và nhóm Bos
nhiên. Bò vàng Việt Nam thuộc nhóm bò thịt, dùng để lấy thịt bò và dùng lấy sức kéo. Bò Vàng có ưu điểm nổi bật là chịu đựng kham khổ tốt, có khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước.
11.2.1.1. Công nghệ áp dụng
- Cơ giới hóa hoạt động chăn nuôi, sử dụng máy cày, máy cắt cỏ, hệ thống uống nước tự động giúp tối ưu hóa, nâng cao năng suất hoạt động chăn nuôi
- Hệ thống xử lý hầm Biogas hiện đại:
• Hệ thống giúp thu được nguồn khí gas sạch đủ dùng cho hoạt động chạy máy phát điện, nấu nướng,… tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể về nhiên liệu
• Giúp xử lý nước thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường.
11.2.1.2. Kĩ thuật chăn nuôi
11.2.1.2.1. Kĩ thuật làm chuồng trại
a) Yêu cầu chung hệ thống chuồng trại
- Tạo cho đàn bò được an toàn, thoải mái, dễ chịu khi ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển và xuất nhập.
- Tạo sự an toàn và thuận tiện cho người chăn nuôi trong việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng.
- Tạo ra được tiểu khí hậu tốt, hạn chế tối đa những tác động xấu của thời tiết, khí hậu lên cơ thể gia súc.
- Đảm bảo thuận lợi cho công tác thú y và vệ sinh môi trường.
- Đảm bảo liên thông hợp lý giữa các bộ phận trong toàn trại để giảm thiểu chi phí vận hành sản xuất.
- Đơn giản nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng, nhưng có thể sử dụng được lâu dài và ổn định.
b) Tiêu chuẩn kiến trúc của chuồng trại
• Hướng chuồng:
Mục tiêu chính của chuồng trại là bảo vệ cho bò không bị tác động xấu của điều kiện thời tiết khí hậu. Do vậy, hướng chuồng được bố trí phù hợp để tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo che nắng, thoáng mát và thoát nước tốt. Chuồng hướng về phía Đông - Nam có ánh sáng và thông thoáng tốt.
• Mặt bằng và nền chuồng:
Nền chuồng cao hơn mặt đất bên ngoài khoảng 40 – 50 cm để nước mưa không thể tràn vào chuồng. Nền chuồng được láng bê tông, mặt nền chuồng không gồ ghề,
đảm thoát nước dễ dàng khi dội rửa.
• Mái chuồng:
Mái chuồng được lằm bằng tôn, mái làm cao và thoáng khí.
• Máng ăn:
Trong điều kiện chăn nuôi theo trang trại có quy mô lớn cần phải có máng ăn trong chuồng cho bò để đảm bảo vệ sinh. Máng ăn được xây bằng gạch láng xi măng. Máng ăn không quá sâu để dễ gây tồn đọng thức ăn và khó vệ sinh. Các góc của máng ăn lượn tròn và trơn nhẵn, đáy máng dốc và có lỗ thoát nước ở cuối để thuận tiện cho việc rửa máng. Thành máng phía trong (phía bò ăn) thấp hơn thành máng ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi.
• Máng uống và hệ thống cấp nước:
Nguồn nước sử dụng cho bò được đảm bảo sạch, lành và ngon. Dùng máng uống tự động để cung cấp đủ nước theo nhu cầu của bò. Máng uống được cố định ở độ cao 0.8 m từ mặt đất và giữ cho có cùng mực nước với bể chứa nước (theo kiểu bình thông nhau).
• Róng ngăn và cửa ra vào:
Róng được làm bằng sắt, chiều cao của róng ngăn giữa 2 ô thường khoảng 80 – 100 cm, chiều dài bằng 2/3 chỗ nằm. Ngoài róng ngăn ô, có róng ngăn phía trước ngang tầm vai để bò không bước vào máng ăn hay máng uống. Các róng chuồng hơi tròn cạnh để tránh cho con vật bị xây xát.
11.2.1.2.2. Quy trình nuôi và chăm sóc bò vỗ béo
Mục đích vỗ béo là rút ngắn thời gian nuôi, để đạt tăng trọng cao nhất trong thời gian ngắn nhất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thịt. Có 2 phương pháp vỗ béo được áp dụng. Phương pháp vỗ béo ngắn và phương pháp vỗ béo dài. Vỗ béo ngắn áp dụng cho bò tơ khoảng 18 tháng tuổi hoặc bò sinh sản già loại thải. Thời gian vỗ béo kéo dài khoảng 80 - 90 ngày, khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao, nuôi nhốt. Vỗ béo dài ngày áp dụng cho bò tơ khoảng 12 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo kéo dài cả 6 tháng, chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng. Khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh thấp
- Bò được ăn hoàn toàn bằng thức ăn thô xanh, không dùng thức ăn công nghiệp: gồm cỏ tự nhiên, rơm,…
• Khẩu phần ăn của bò:
- Thức ăn thô xanh: 12 tháng tuổi - 18kg/con/ngày; 18 tháng tuổi - 25kg/con/ngày
- Nước uống có bổ sung thêm ít muối.
• Vệ sinh chuồng trại:
- Quét dọn, vệ sinh toàn bộ chuồng trại
- Tẩy uế, khử trùn chuồng trại bằng thuốc phun xịt chuyên dụng
- Để chuồng được thông thoáng.
11.2.1.2.3. Phòng và trị bệnh
- Tiêm phòng định kỳ vacxin tụ huyết trùng hàng năm, mỗi năm 2 đợt vào tháng 6 và tháng 9 cho bò chăn nuôi trong vùng an toàn dịch của dự án.
- Vệ sinh phòng bệnh: Chuồng trại, máng ăn, máng uống môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn sạch sẽ, cách ly nguồn bệnh, mầm bệnh.
- Tẩy trùn đũa cho bê định kỳ vào tháng thứ nhất, tháng thứ 3 và tháng thứ 9 bằng Piperazin 23g/10 kg trọng lượng. Cho uống hoặc tiêm 5mg Levamisol/10 kg trọng lượng.
- Nếu bò tiêu chảy liên tục có mùi tanh khẳm, xù lông sáng sớm và chiều tối cần tẩy sán lá gan bằng cách tiêm bắp: Dovernix 1ml/15 kg trọng lượng, hoặc cho uống Dertil B1 liều lượng viên/50 kg trọng lượng.