Quy trình trồng nha đam

Một phần của tài liệu Đề xuất đầu tư dự án (Trang 57 - 61)

b) Tiêu chuẩn kiến trúc

11.2.3. Quy trình trồng nha đam

11.2.3.1. Công nghệ áp dụng Hệ thống tưới nhỏ giọt

Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30 - 60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể mang nước, phân bón đến đúng địa chỉ với liều lượng vừa đủ dùng thông qua hệ thống van, đường ống, máy bơm và hệ thống máy tính kiểm soát. Đặc biệt hơn, còn có thêm đầu cảm ứng cắm vào đất và lắp đặt chung với hệ thống tưới nhỏ giọt. Đầu này có thể cảm ứng được độ ẩm của đất và điều khiển quá trình tưới dựa trên nguyên tắc của con người.

a) Các thiết bị chính của một hệ thống tưới nhỏ giọt

• Ống nhỏ giọt (Drip inline): Ống nhỏ giọt là những ống dẫn nước bằng nhựa PE với đường kính ống và độ dày ống khác nhau được gắn chìm bên trong giọt rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu của cây trồng và suất đầu tư mà chúng ta có thể lựa chọn loại dây nhỏ ống những đầu nhỏ giọt với khoảng cách và lưu lượng của đầu nhỏ

nhiều loại lọc khác nhau: lọc màng, lọc đĩa, lọc giá thể, lọc tách cát. Các hệ thống lọc sẽ được vệ sinh lõi lọc bằng tay, bán tự động và tự động theo áp lực hoặc thời gian. Tùy theo chất lượng nguồn nước.

• Hệ thống định lượng và châm phân bón: 60% công dụng của hệ thống tưới nhỏ giọt là sử dụng phân bón qua hệ thống. Phân bón hòa tan trong nước được đưa chính xác vào bộ rễ tích cực của cây trồng hàng ngày hoặc nhiều lần trong một ngày với liều lượng xác định. Bộ định lượng và châm phân bón có thể điều khiển tự động để hút phân từ 5 kênh châm phân khác nhau với tỷ lệ đấu trộn theo khối lượng và được kiểm soát bằng độ dẫn điện và độ pH của dung dịch tưới.

• Hệ thống điều khiển tưới tự động: Hệ thống tưới sẽ được điều khiển bằng lưu lượng, thời gian hay bằng những sensor cảm biến ẩm độ hay nhiệt độ. Hệ thống điều khiển sẽ đóng mở máy bơm và van điện để tưới theo rất nhiều những chương trình tưới được lập trình sẵn. Hệ thống điều khiển có thể truyền tín hiệu bằng dây Cable hay tín hiệu sóng radio cho những diện tích lớn từ vài trăm đến hàng ngàn hecta.

b) Nguyên lý của tưới nhỏ giọt Vùng rễ tích cực tập trung

• Rễ tập trung trong vùng đất xác định và qua đó tiết kiệm được năng lượng của cây trồng.

• Nâng cao hiệu quả của việc hấp thu nước và chất dinh dưỡng.

• Phát triển độ ẩm và độ thông thoáng tối ưu cho đất.

Những lợi ích của vùng khô

• Giảm sự phát triển của cỏ dại.

• Giảm chi phí nhân công, máy móc và chi phí diệt cỏ dại.

• Tạo sự di chuyển dễ dàng cho nhân công và máy móc trong diện tích trồng trọt.

• Ngăn ngừa sự xói mòn giữa các cây trồng.

Những lợi ích của vùng ướt

• Duy trì ẩm độ liên tục dọc theo rễ cây trồng.

• Cho phép không khí duy trì trong vùng ướt.

• Tập trung rễ tích cực của cây trồng trong vùng ướt.

• Dải ướt liên tục sẽ tạo ra khối lượng cho rễ tích cực của cây.

• Đối với đất nhẹ, nước phân bổ hẹp và sâu hơn.

• Đối với đất nặng, nước phân bổ có hình giống như hình cầu.

Khoảng cách giữa đầu nhỏ giọt trên ống nhỏ giọt

• Yêu cầu khoảng cách dripper cho đất nặng: 0.50 - 1.00 m.

• Yêu cầu khoảng cách dripper cho đất vừa : 0.30 - 0.50 m.

• Yêu cầu khoảng cách dripper cho đất nhẹ : 0.20 - 0.30 m.

• Khoảng cách đầu nhỏ giọt phải được cân nhắc với kết cấu đất và yêu cầu của cây trồng.

c) Những lợi ích của tưới nhỏ giọt

• Độ ẩm đất đồng đều và tối ưu.

• Tạo sự thông thoáng hoàn hảo cho đất.

• Nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

• Nâng cao hiệu quả hấp thu dinh dưỡng.

11.2.3.2. Kĩ thuật trồng nha đam

11.2.3.2.1. Làm đất

Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phẳng ruộng trồng.

Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh rãnh trồng theo mật độ hàng đôi với hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm kiểu trồng nanh sấu. Phân trùn được sử dùng để bón lót khoảng 10 tấn phân chuồng/ha.

11.2.3.2.2. Chọn giống

Hiện nay, có khoảng 300 loài nha đam khác nhau, nhưng nha đam Aloe vera lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống nha đam Aloe vera đang được nông dân trồng đại trà tại Việt Nam

Nha đam có thể được nhân giống bằng phương pháp vô tính bằng các sử dụng lá nha đam. Ngoài ra, một phương pháp khác để nhân giống cây nha đam là cắt bỏ đọt cây mẹ. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm thì có thể được tách rời cây mẹ và ươm trong vườn. Khi cây con lớn chừng 15 - 20 cm thì có thể đem trồng.

nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con. Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: trồng hàng đôi cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, sâu khoảng 15 cm như vậy số lượng cây giống khoảng 40 - 45.000 cây/ha.

Khi trồng, mầm cây con nên được để nhô khỏi mặt đất để tránh úng thúi. Cây con phải được giữ cho thẳng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.

Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây nha đam giống, sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, nên để trong mát 2 đến 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

11.2.3.2.3. Chăm sóc

Việc chăm sóc cây nha đam chủ yếu gồm 3 khâu kỹ thuật như sau:

a) Tưới - tiêu nước

Cây nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Nước được tưới bằng hệ thống tưới nhỏ nhọt giúp kiểm soát được lượng nước tưới cho cây và thường xuyên giữ được độ ẩm cho đất, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng và sản lượng cao.

Cây nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày thì phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây nha đam chết hàng loạt.

b) Làm cỏ xới xáo đất

Trong quá trình chăm sóc cây nha đam, phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

đất. Bón thúc cho cây nha đam bằng phân trùn với lượng khoảng 2 tấn/ha được pha thành dung dịch và cung cấp cho cây bằng hệ thống tưới phân tự động giúp tiết kiệm lượng phân bón và phân được đưa tới vùng rễ tích cực của cây nha đam làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để nha đam dễ hấp thụ hơn.

11.2.3.2.4. Phòng trừ bệnh hại

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management):

- Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.

- Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây để tạo cây khỏe.

- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp với sâu bệnh.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.

Biểu bì lá của nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cây nha đam.

Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt. Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.

Một phần của tài liệu Đề xuất đầu tư dự án (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w