b) Tiêu chuẩn kiến trúc
11.2.5. Quy trình trống táo
11.2.5.1. Công nghệ áp dụng
- Công nghệ tưới nhỏ giọt
11.2.5.2. Kĩ thuật trồng táo
11.2.5.2.1. Giống táo
Giống táo Ninh Thuận gọi là táo xanh (nhiều người gọi là táo Phan Rang), quả nhỏ (từ 20 - 25 quả/kg), quả to (8 - 9 quả/kg) màu xanh vàng bóng, giòn và có vị ngọt
lượng khá cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại đây.
Quả táo có thể ăn tươi, rất giòn và thơm ngon, hoặc chế thành mứt kẹo, nước uống… Các bộ phận của cây táo là nguồn thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Trong quả táo chứa carbon hydrad, protein, chất béo. Ngoài ra còn chứa rất nhiều các vitamin A, C và các chất nguyên tố vi lượng Ca, P,… đặc biệt thịt quả táo ta còn có anthranoid, làm nhu nhuận đại tràng.
11.2.5.2.2. Cách trồng
Đào hố trồng theo khoảng cách đã định. Vùng đồi nên trồng trên đất thấp phía chân đồi. Đào hố rộng và sâu mỗi chiều 0,6 – 0,8 m theo đường đồng mức. Vùng đồng bằng hố nhỏ hơn, mỗi chiều 0,5 – 0,5 m. Khi đào hố nên để lớp đất mặt riêng.
Trước khi trồng bón lót cho mỗi hố 20 - 30 kg phân trùn, tất cả trộn đều với ít đất mặt lấp đầy hố. Nên đào hố và bón phân lót trước khi trồng khoảng 1 tháng.
Mùa xuân có mưa, ẩm độ không khí cao có thể trồng cây rễ trần, mùa hanh khô thì phải trồng cây có bầu. Đặt gốc cây thẳng đứng hoặc hơi nghiêng, làm sao cho cành ghép đứng thẳng, mặt bầu ngang bằng mặt hố. Lớp đất vừa đủ kín cổ rễ, không lấp cao quá. Không để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân bón.
Lấp đất xong dùng chân nén nhẹ quanh gốc. Lấy rơm rác, cỏ khô phủ gốc để giữ ẩm và tưới nước ngay.
Thường xuyên theo dõi tỉa bỏ kịp thời các mầm mọc ra từ gốc ghép để không ảnh hưởng đến mầm ghép.
11.2.5.2.3. Chăm sóc
a) Bón phân
Tuy cây táo dễ trồng, chịu được đất xấu nhưng muốn cây sinh trưởng tốt, có sản lượng và chất lượng quả cao cần phải tưới nước và bón phân đầy đủ.
Trước hết cần chú ý bón đủ phân lót xuống hố khi trồng. Đây là lượng phân cơ bản tạo điều kiện chó bộ rễ phát triển và cung cấp chất dinh dưỡng trong suốt đời sống của cây. Nếu không bón đủ phân lót thì sau này dù có bón phân thúc cây cũng vẫn sinh
mỗi tuần tưới 1 lần trong thời gian 1 - 2 tháng đầu. Sau đó mỗi năm bón cho 1 cây khoảng 20 - 30 kg phân trùn. Lượng phân bón tăng theo tuổi cây.
Táo ở thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa thu hoạch quả, lượng phân trên có thể chia đều cho 2 lần bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
Đối với táo kinh doanh đang thu hoạch quả, thời gian bón chủ yếu là sau khi thu hoạch bón 2/3 và khi bắt đầu ra hoa bón 1/3 lượng phân còn lại. Cách bón là rải phân theo hình chiếu của tán cây, dùng cuốc xới nhẹ đất để lấp phân sâu 5 – 10 cm. Bón xong nếu đất khô nên tưới nước ngay.
Lượng phân trên mỗi giai đoạn có thể bón 1 lần hoặc chia làm 2 lần bón cách nhau 1 tháng.
b) Đốn cây
Cành táo sau khi đã ra hoa quả rồi thì thường khô đi, các cành lớn cũng mau già, khả năng nảy chồi mạnh, vì vậy để cây sinh trưởng khỏe và tiếp tục cho nhiều quả cần phải đốn. Nếu không đốn số cành sẽ quá nhiều, lại có nhiều cành già sẽ cho ít quả và quả nhỏ, chất lượng kém. Có 2 cách đốn là đốn phớt và đốn đau.
Đốn phớt: làm thường xuyên hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch quả. Cắt các đầu cành đã cho quả chỉ chừa một đoạn ở phía ngoài tán cây khoảng 20 – 30 cm. Đến mùa Xuân trên các đầu cành này sẽ mọc cả nhiều mầm mới tạo thành các cành quả cho năm sau. Nếu ra nhiều mầm quá nên tỉa bớt các mầm nhỏ, chỉ để lại mỗi cành vài mầm lớn phấn bố đều trên tán cây.
Việc đốn phớt có tác dụng kích thích cây ra quả, vì vậy thời gian đốn có ảnh hưởng đến thời gian ra hoa và thu hoạch quả. Cần né thời gian cho quả vào mùa mưa vì vào mùa mưa quả dễ bị sâu hại và vị nhạt.
Đốn đau: Để tạo tán cây cho thoáng, gọn, thường làm với cây còn nhỏ 2 – 3 năm tuổi và cây đã lớn. Cắt cụt hết các cành, chỉ để lại gốc của vài ba cành lớn. Từ các cành lớn này sẽ sinh nhiều cành vượt nâng tán cây cao dần lên. Còn với các cây nhiều tuổi đã quá lớn, tán quá rộng, đốn đau sẽ làm tán cây thấp và gọn lại bằng những cành mới, cây cũng trẻ khỏe thêm ra.
ý việc đốn táo phải kết hợp với bón phân đầy đủ cho cây phát triển.
c) Tưới nước
Nếu trồng đất đồi cao nhất thiết phải tưới nước mới có nhiều quả và quả to. Nếu trồng đất bãi có thể không cần tưới. Riêng vài tháng đầu sau khi trồng cây còn nhỏ, nhất là trong mùa khô cần tưới để đất không bị khô quá. Trong mùa khô cần tưới.
Cây táo ở thời kỳ quả đang lớn rất cần đủ nước, nếu bị khô hạn quả sẽ nhỏ và chất lượng kém. Tưới bằng dẫn nước theo đường ống nhỏ giọt để ngấm vào gốc cây
11.2.5.2.4. Phòng trừ sâu bệnh
Rệp sáp phấn (Planococcus lilacinus): Rệp bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá
và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển.
Sâu cuốn lá (Archips micaceana): Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ,
nằm trong đó ăn lá. Dùng các thuốc Pyrinex, Karate, Proclaim, Selecron,…
Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis): Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả
chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ Metyleugenol (Vizubon-D). Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.
Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp): Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị
bệnh.
11.2.5.2.5. Thu hoạch
Các giống táo ở ta quả khi chín đều có màu vàng. Khi toàn quả đã chuyển màu vàng là lúc đã chín đầy đủ, có chất lượng cao nhất. Nếu thu hoạch muộn thịt quả mềm nhão, có vị ủng, giảm ngọt, dễ bị dòi hại. Nếu hái sớm quả táo sẽ nhớt và chua. Vì vậy nếu để ăn tươi nên thu hoạch sớm hơn một chút, còn để chế biến hoặc phơi khô thì thu hoạch muộn hơn. Khi thu hoạch dùng tay vặt hoặc dao, kéo nhỏ cắt cuống quả, chú ý không để xảy xát vỏ. Đựng trong giỏ mềm, thùng giấy hoặc sọt tre có lót lá.