Hút ẩm, thải ẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các tính chất vệ sinh và sinh thái của vải làm (Trang 32)

Khái niệm: Độ ẩm (còn gọi là tỷ lệ hồi ẩm) là lượng hơi nước thoát ra ở một nhiệt

độ nhất định nào đó so với khối lượng khô của vật liệu [5].

Vải may mặc dùng cho đồ lót cần có khả năng hút ẩm, thải ẩm tốt. Sự hút ẩm nhanh của vật liệu sẽ làm thay đổi nhanh vùng không khí phía dưới quần áo (giữa quần áo và cơ thể) và làm cho cơ thể có cảm giác dễ chịu đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao, cơ thể thoát nhiệt chủ yếu bằng phương thức toát mồ hôi.

Các yếu tố ảnh hƣởng [6]:

- Bản thân cấu trúc của vật liệu. Nếu vật liệu có cấu trúc xốp, nó sẽ thành chỗ thuận tiện cho các phân tử nước trú ngụ.

33

- Thành phần cấu tạo vật liệu có nhiều hay ít các nhóm ngậm nước như hydroxyl (OH), carboxyl (COOH), amid hay peptid (CONH), …dễ dàng tạo thành liên kết phân tử với nước (ví dụ liên kết hydro).

- Quan hệ của nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh đối với vật liệu. Lượng hút ẩm vào của xơ dệt sẽ giảm nếu tăng nhiệt độ và giảm độ ẩm của không khí bao quanh.

Các phƣơng pháp và tiêu chuẩn xác định:

Độ ẩm thực tế của vật liệu dệt có thể được xác định trực tiếp (phương pháp sấy, phương pháp chưng cất, phương pháp chiết) hoặc xác định gián tiếp (phương pháp dẫn điện, phương pháp điện dung). Phương pháp gián tiếp cho kết quả nhanh chóng và thuận tiện trong thao tác, được áp dụng nhiều trong công tác kiểm tra dã ngoại. Phương pháp trực tiếp cho kết quả chậm hơn, có thể đạt độ chính xác cao và thường áp dụng trong phòng thí nghiệm của cơ sở sản xuất hoặc nghiên cứu [5]. Trong số các phương pháp xác định độ ẩm vật liệu thì phương pháp sấy được sử dụng phổ biến nhất. Với phương pháp sấy: độ ẩm của vật liệu được xác định bằng cách dùng nhiệt làm bay hơi lượng nước có trong vật liệu. Nhiệt độ sấy vật liệu thường được chọn trong khoảng từ 100 đến 110oC. Chế độ sấy đúng đắn là không làm vật liệu bị phân hủy và bay hơi các chất cơ bản của bản thân vật liệu dệt. Bởi vậy không thể đạt được độ khô tuyệt đối bằng phương pháp này [5].

1.3.2. Độ hút nƣớc, thải nƣớc

Khái niệm: Độ hút nước đặc trưng bằng lượng nước mà vật liệu hấp thụ được khi

nhúng toàn bộ vật liệu (mẫu) vào trong nước [5].

Vật liệu hút nước tốt sẽ làm giảm nhanh chóng độ ẩm của lớp không khí phía dưới quần áo làm cho cơ thể dễ chịu, đặc biệt là đối với quần áo hè (do thấm hút mồ hôi tốt).

Độ thải ẩm (thải nước) là khả năng của vật liệu thải ẩm vào môi trường xung quanh. Độ thải ẩm có liên quan đến sự làm khô vật liệu và quần áo cũng như khả năng thải mồ hôi, hơi ẩm ra môi trường bên ngoài.

34

Các yếu tố ảnh hƣởng [5]:

- Thành phần xơ sợi có các nhóm ưa nước hay kỵ nước.

- Sự tác dụng tương hỗ giữa các phân tử trạng thái của vật liệu đã cân bằng hay chưa ổn định .

- Thời gian tồn tại của vật liệu. Tùy theo trạng thái của vật liệu và của môi trường xung quanh mà vật liệu tiến hành quá trình thải hồi hay hấp thụ.

- Cấu trúc vật liệu. - Quá trình hoàn tất.

Các phƣơng pháp và tiêu chuẩn xác định:

Độ hút nước, thải nước của vật liệu được xác định trực tiếp bằng phương pháp cân vật liệu trước khi ngâm vào nước (khối lượng mẫu ở điều kiện tiêu chuẩn), khối lượng mẫu sau khi ngâm nước (lấy khỏi dụng cụ ngâm và được thấm sơ bộ bằng giấy thấm) và khối lượng mẫu sau khi để khô ở điều kiện tiêu chuẩn trong một khoảng thời gian xác định, hoặc xác định thời gian mẫu có độ ẩm cân bằng ở điều kiện tiêu chuẩn (xác định thời gian thải nước). Có thể xác định độ hút nước, thải nước của vật liệu dệt theo các tiêu chuẩn GOCT 938 – 45 hoặc TCVN 5091–90.

1.3.3. Độ thông khí

Khái niệm: Độ thông khí của vật liệu là khả năng của vật liệu cho không khí đi xuyên qua khi có sự chênh lệch áp suất không khí xác định giữa 2 bề mặt vật liệu.

Độ thông khí có ảnh hưởng lớn đến sự trao đổi, lưu thông không khí phía dưới quần áo, giúp bình thường hóa lớp không khí này. Độ thẩm thấu không khí là tính chất tiện nghi quan trọng của vật liệu may quần áo hè.

Các yếu tố ảnh hƣởng [5]:

- Độ thông khí của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào độ xốp, số lượng và kích thước các lỗ trống và bề dày sản phẩm. Sản phẩm càng xốp tức là độ chứa đầy càng thấp thì độ thông khí càng cao.

- Cùng độ xốp như nhau, độ thông khí của vải dệt từ sợi mảnh với lỗ trống nhỏ sẽ thấp hơn độ thông khí của vải dệt từ sợi thô với lỗ trống to.

35

vải) thì độ thông khí sẽ thấp nhất nếu dệt kiểu vân điểm, tăng cao hơn với kiểu dệt vân chéo, cao hơn nữa với kiểu dệt vân đoạn và cao nhất với kiểu dệt crếp và tổ ong. Khi vải không có lỗ trống như nỉ, dạ, dạ nén độ thông khí sẽ phụ thuộc vào độ xốp và bề dày vật liệu.

- Ngoài ra đối với vải, độ thông khí của vải dệt kim sẽ tốt hơn vải dệt thoi

Các phƣơng pháp và tiêu chuẩn xác định: Nguyên lý hoạt động chung của các dụng cụ đo là tạo nên trên bề mặt mẫu các áp suất khác nhau để cho không khí đi xuyên qua, rồi xác định lượng không khí đi qua diện tích của mẫu sau một thời gian nhất định, từ đó tính được độ thông khí của mẫu.

1.3.4. Độ thông hơi

Khái niệm: Độ thông hơi là khả năng sản phẩm cho một lượng hơi nước đi xuyên

qua, từ một môi trường không khí ẩm cao đến một môi trường không khí ẩm thấp hơn. Thông hơi tốt là một tính chất quí báu của vật liệu để may quần áo, giầy dép đảm bảo thoát mồ hôi.

Các yếu tố ảnh hƣởng:

Hơi nước sẽ đi xuyên qua những vật liệu theo hai cách: một là qua các lỗ trống theo kiểu thông khí và hai là được vật liệu hút từ mặt bên này của sản phẩm có độ ẩm không khí cao để rồi thải ra mặt bên kia của sản phẩm có độ ẩm không khí thấp. Như vậy độ thông hơi phụ thuộc vào:

- Độ thông khí của vật liệu.

- Khả năng hút thải ẩm của bản thân vật liệu làm nên sản phẩm đó. - Sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm không khí ở hai mặt của sản phẩm [5].

Các phƣơng pháp và tiêu chuẩn xác định:

Để xác định độ thông hơi, thường áp dụng một trong hai phương pháp sau [5]: - Phương pháp 1: dùng cốc chứa nước cất có miệng bịt kín bằng mẫu thử và tất cả được đặt trong buồng mà ở đó, không khí có nhiệt độ 20oC và độ ẩm 60%. Sau một thời gian nhất định, khối lượng tiêu hao của cốc, tức là lượng nước sẽ thoát ra khỏi mẫu sẽ cho phép tính được hệ số thông hơi của mẫu. Phương pháp thử này có nhược điểm là hơi nước thoát ra khỏi vải ngoài trở lực của vải, còn có trở lực của

36

lớp không khí dày nằm dưới vải, kể cả trở lực của lớp không khí bên trên vải dày khoảng 10mm. So với các trở lực của không khí, trở lực của bản thân vải rất bé, chỉ tương đương 1mm ÷2mm lớp không khí, nên kết quả đo kém chính xác là vì vậy. - Phương pháp 2: xét độ thông khí tương đối bằng cách so sánh lượng nước bóc hơi xuyên qua mẫu với lượng nước bốc hơi tự do của cốc không có mẫu.

1.4. Các chỉ tiêu sinh thái của vải làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ 1.4.1. Độ pH 1.4.1. Độ pH

Nguyên nhân tồn dƣ: do sử dụng các chất có tính axít hoặc kiềm từ trong hàng dệt

sản sinh ra như: axít poliacrylic (một trong các hóa chất dùng trong công đoạn hồ sợi dọc); các chất kiềm như xút (NaOH), natri cacbonat (Na2CO3), natri siliat (Na2SiO3), axít axetic (CH3COOH), axít sunfuric (H2SO4) dùng trong xử lí trước (rũ hồ, nấu – giặt, làm bóng và tẩy trắng) [4].

Ngoài ra hàng dệt không được giặt kỹ trong xử lí trước cũng là một nguyên nhân tồn dư độ pH không mong muốn trên sản phẩm may mặc.

Ảnh hƣởng đến cơ thể ngƣời:

- Độ pH cao hoặc thấp trên sản phẩm may mặc đều gây kích ứng da người sử dụng. - Khoảng pH yêu cầu phải đáp ứng xấp xỉ giá trị pH tự nhiên của da người (pH ≈ 5.5). Điều qui định này để tránh kích thích da do sản sinh các chất có tính axít hoặc kiềm từ hàng dệt bay ra [4].

Các phƣơng pháp xác định: giá trị pH của phần nước chiết ra từ hàng dệt được xác định theo yêu cầu TCVN 7422: 2007 (tương đương tiêu chuẩn ISO 3071: 2005) theo nguyên tắc sau: giá trị pH của dung dịch chiết ra từ vật liệu dệt được đo bằng điện thế của điện cực thủy tinh tại nhiệt độ phòng.

1.4.2. Formaldehyde

Nguyên nhân tồn dƣ: formaldehyde phát sinh từ 3 nguồn [4]:

- Quá trình xử lý hoàn tất chống nhàu: các sản phẩm chống nhàu, ổn định kích thước nói chung ít nhiều đều chứa formaldehyde, quá trình phản ứng ở nhiệt độ cao trong thiết bị trùng ngưng với sự có mặt chất xúc tác axít, formaldehyde giải phóng ra hấp thụ vào xơ sợi xenluloza. Ngoài ra khi lưu giữ hàng trong kho hay tủ quần áo

37

thì nhóm N-methylol không phản ứng (unreacted N-methylol group) của chất xử lí hoàn tất cũng sẽ phân giải ra formaldehyde tự do trên hàng dệt.

- Quá trình xử lý nâng cao độ bền màu ướt: trong thuốc nhuộn hoạt tính màu đậm, sau khi giặt thường tiến hành “cầm màu” để đảm bảo độ bền màu ướt cho hàng nhuộm hay in hoa. Cầm màu cũng được người ta áp dụng để rút ngắn qui trình giặt. Ngoài ra còn có ý “phòng ngừa” sự phân giải liên kết hóa học thuốc nhuộm – xơ sợi trên bề mặt hay bên trong xơ sợi xenluloza trong quá trình sử dụng hay lưu kho. Thường các chất “cầm màu” là các chất polymer cation. Vì xơ sợi và cả thuốc nhuộm hoạt tính mang điện âm nên tạo ra với polymer cation một cấu trúc phân tử cực lớn như muối polymer không tan. Kết quả làm tăng độ bền màu ướt. Và đa số những chất “cầm màu” cation đều chứa nhiều formaldehyde ngoại trừ những chất “cầm màu” mới thân thiện với môi trường.

- Quá trình in pigment: nguồn chính sinh ra formaldehyde trong in pigment là các chất “gắn màu”, các chất tạo màng kết dính cũng đóng góp một phần nhỏ.

Ngoài ra cũng không nên quên rằng dung dịch pigment cũng có một lượng nhất định formaldehyde phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Các chất gắn màu truyền thống được sản xuất trên cơ sở nhựa melamin và bởi thế có chứa formaldehyde tự do. Chúng có thể sinh ra đến 100ppm formaldehyde tự do trên hàng in phụ thuộc vào chất lượng và mức độ sử dụng.

Tiếp theo, các chất tạo màng cũng là một nguồn formaldehyde trong in pigment, tuy rằng nhỏ hơn nhiều so với hàm lượng trong chất gắn màu và đại đa số trường hợp không đáng kể.

Ảnh hƣởng đến cơ thể ngƣời [5]:

- Formaldehyde gây hiệu ứng kích thích đường hô hấp và màng nhầy ở nồng độ 0,5mg/m3 không khí.

- Giống như các chất thiên nhiên và nhân tạo khác trong môi trường sống, formaldehyde có thể gây ra dị ứng nếu nồng độ vượt quá giới hạn cho phép.

- Theo một nghiên cứu khảo sát của Viện Công nghiệp Hóa học về độc chất học CIIT ở Mỹ thì ung thư mũi phát hiện ở chuột khi hít thở không khí có hàm lượng formaldehyde rất cao.

38

Các phƣơng pháp xác định: các phương pháp chính để xác định formaldehyde tự

do là DIN 54 260M, LAW 112, AATCC 112 và Shirley I. Tháng 9/1993 Ủy ban Châu Âu về tiêu chuẩn đã quyết định chỉ chấp nhận hai phương pháp LAW 112, AATTC 112 là phương pháp tiêu chuẩn Châu Âu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định trên là sự gia tăng tầm quan trọng của phương pháp LAW 112. Giới hạn chính thức của mức formaldehyde tự do đo bằng phương pháp trên còn có hiệu lực ở Nhật Bản và các nước Bắc Âu. Và các nhà xử lí hoàn tất làm hàng theo tiêu chuẩn vải sinh thái “Oeko-Tex Standards” cũng phải đảm bảo lượng formaldehyde tự do dưới 75ppm đối với vải mặc sát da theo phương pháp thử LAW 112.

Ngoài ra để xác định formaldehyde tự do và thủy phân, có TCVN 7421-1 (tương đương ISO 14184-1, 1998).

1.4.3. Thuốc nhuộm azo có khả năng gây ung thƣ, gây dị ứng

Nguyên nhân tồn dƣ [5]: do sử dụng các thuốc nhuộm azo có khả năng phân giải

thành các amin gây ung thư, hoặc sử dụng các thuốc nhuộm có khả năng gây dị ứng trong quá trình nhuộm (tạo màu) cho vật liệu dệt.

- Theo kết quả nghiên cứu đầu những năm 1990 của Ủy ban Thượng viện Đức về thử nghiệm và điều tra các chất độc hại thì một số thuốc nhuộm azo (bao gồm cả thuốc nhuộm và pigment) khi phân giải khử giải phóng ra một arylamin gây ung thư là carcinogenic arylamine trong số 20 „„MAK” amin nói trên (MAK III A1 và MAK III A2). Danh mục „„MAK” được thành lập bởi Ủy ban Thượng viện Đức về thử nghiệm những chất có hại và được làm mới hàng năm. „„MAK” có nghĩa là nồng độ tối đa nơi làm việc (Maximum workplace concentration).

- Thuốc nhuộm azo là nhóm màu lớn nhất cho đến nay chiếm 60÷70 % tổng số màu tổng hợp. Các nhóm azo có mặt trong nhiều loại thuốc nhuộm: thuốc nhuộm axít, thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm azo không tan, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm kiềm, thuốc nhuộm „„cầm màu‟‟… dùng để nhuộm màu nhiều loại vật liệu trong đó có xơ sợi thiên nhiên và tổng hợp.

39

thuốc nhuộm azo bị cấm. Các hãng thuốc nhuộm lớn như Dystar, Ciba … đều công bố chỉ sản xuất thuốc nhuộm và pigment không phân giải ra các arylamin bị cấm.

- Hàng có màu (nhuộm và in hoa) có thể tác dụng kích thích viêm da chủ yếu trong các trường hợp thuốc nhuộm không gắn màu tốt vào xơ sợi.

- Trong những năm gần đây đã có nhiều công bố về nguyên nhân gây tổn thương da do thuốc nhuộm thử trên vật thí nghiệm và cả người lao động; tuy nhiên ở một số trường hợp có cả pigment hữu cơ – nguyên nhân ở đây có thể là do có một ít tạp chất trong đó gây ra.

Trong các trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng từ vải được phát hiện thì phần lớn là một vài thuốc nhuộm phân tán. Các thuốc nhuộm phân tán liệt kê sau đây không nên sử dụng ít nhất đối với vải dùng làm quần áo lót: C.I. Disperse Blue 1, C.I. Disperse Blue 35, C.I. Disperse Blue 106, C.I. Disperse Blue 124, C.I. Disperse Yellow 3, C.I. Disperse Orange 3, C.I. Disperse Orange 37, C.I. Disperse Orange 76, C.I. Disperse Red 1.

Ảnh hƣởng đến cơ thể ngƣời [4]:

Ngày nay đã có những bằng chứng khoa học về 4 amin thơm có hiệu ứng gây ung thư cho người là : benziđin, 4-amino điphenyl, 2-naphtylamin, 4-clo-o-toluiđin. Bốn hợp chất trên đã được liệt kê như “các chất biết chắc chắn gây ung thư” trong nhóm III A1 danh mục „„MAK” của Đức. Nhóm III trong danh mục „„MAK” gồm những hóa chất có khả năng gây ung thư.

Các phƣơng pháp xác định:

- Tiến hành bằng cách chiết mẫu vải nhuộm bằng dimethylformamide, tiếp theo phân tích bằng sắc ký.

- Sử dụng các tiêu chuẩn:

+ TCVN 7619-1: 2007 (EN 14362-1: 2003), Vật liệu dệt- Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo- Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết.

+ TCVN 7619-1: 2007 (EN 14362-1: 2003), Vật liệu dệt- Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo- Phần 2: Phát hiện việc sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các tính chất vệ sinh và sinh thái của vải làm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)