vải phù hợp để làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu vệ sinh và sinh thái.
2.4. Phƣơng pháp và tiêu chuẩn thí nghiệm các tính chất vệ sinh và sinh thái vải vải
Khảo cứu tài liệu về trang phục chỉnh hình thẩm mỹ, yêu cầu đối với trang phục (đặc biệt là các yêu cầu vệ sinh, sinh thái), các phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu vệ sinh, sinh thái của vải may mặc nói chung và vải làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ nói riêng.
Nghiên cứu thực nghiệm các tính chất vệ sinh vật lý và sinh thái của vải làm trang phục chỉnh hình theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế.
Phương pháp đánh giá so sánh: so sánh giá trị các số liệu thí nghiệm với yêu cầu vệ sinh, sinh thái của làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ để kết luận về các loại vải phù hợp.
Sử dụng phần mềm Excel trong xử lý số liệu.
2.4.1. Phƣơng pháp đánh giá độ hút ẩm, thải ẩm
+ Tiêu chuẩn sử dụng: TCVN 1750:1986 + Các bước thực hiện
- Cắt 3 mẫu vật liệu có kích thước 10cm x 10cm. Để mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ không khí 20 ± 2°C, độ ẩm tương đối 65 ± 2%) không dưới 24 giờ.
- Cân mẫu, xác định khối lượng m1, g;
- Để mẫu vào bình có độ ẩm tương đối của không khí là 100% trong điều kiện nhiệt độ phòng (cho nước cất vào đáy bình).
- Thời gian hút ẩm, 8 giờ.
- Lấy mẫu ra khỏi bình, cân mẫu xác định khối lượng m2, g;
- Để khô mẫu tự nhiên mẫu trong buồng ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ không khí 20 ± 2°C, độ ẩm tương đối 65 ± 2%) trong thời gian 16 giờ.
49
- Lấy mẫu ra khỏi buồng, cân mẫu xác định khối lượng m3, g; - Sấy mẫu ở 110oC đến khối lượng không đổi m4, g;
- Độ thải ẩm của của mẫu T, %, tính theo công thức: T = 100.(m2 – m3)/(m2 – m1), %.
- Độ hút ẩm của của mẫu W1 ở điều kiện không khí có độ ẩm tương đối 65%, tính theo công thức:
W1 = 100.(m1 – m4)/m4, %.
- Độ hút ẩm của của mẫu W2 ở điều kiện không khí có độ ẩm tương đối 100%, tính theo công thức:
W1 = 100.(m2 – m4)/m4, %.
+ Thiết bị: Cân điện tử, buồng sấy và buồng điều hòa mẫu.
2.4.2. Phƣơng pháp xác định độ hút nƣớc, thải nƣớc
+ Tiêu chuẩn sử dụng: TCVN 5091–90 + Các bước thực hiện
- Cắt 3 mẫu vật liệu có kích thước 10cm x 10cm. Để mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ không khí 20 ± 2°C, độ ẩm tương đối 65 ± 2%) không dưới 24 giờ.
- Cân mẫu, xác định khối lượng m1, g;
- Ngâm ngập mẫu trong bình nước có nhiệt độ 20 ± 2°C.
- Thời gian hút nước, 8 giờ (tương tự thời gian sử dụng quần áo trong ngày). - Lấy mẫu ra khỏi bình, thấm nhẹ mẫu bằng giấy thấm để loại bỏ nước chảy
trên bề mặt mẫu, cân mẫu xác định khối lượng m2, g; - Độ hút nước của của mẫu B, %, tính theo công thức:
B = 100.(m2 – m1)/m1, %,
- Để khô mẫu tự nhiên trong buồng ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ không khí 20 ± 2°C, độ ẩm tương đối 65 ± 2%) trong thời gian 16 giờ.
- Lấy mẫu ra khỏi buồng, cân mẫu xác định khối lượng m3, g; - Độ thải ẩm của của mẫu A, %, tính theo công thức:
50 + Thiết bị: Cân điện tử, buồng điều hòa mẫu.
2.4.3. Phƣơng pháp đánh giá độ thông hơi
- Xác định độ thông hơi trên cơ sở tiêu chuẩn Uni 4818.
- Cắt mẫu vật liệu có đường kính 60mm. Để mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ không khí 20 ± 2°C, độ ẩm tương đối 65 ± 2%) không dưới 24 giờ; - Diện tích làm việc của mẫu thí nghiệm F là 10cm2 (đường kính khoảng 3,5cm); - Cho nước vào cốc thí nghiệm, nước cách miệng cốc khoảng 2cm;
- Đặt mẫu thí nghiệm và vặn chặt miệng cốc;
- Để mẫu vào trong buồng có nhiệt độ không khí 20 ± 2°C, độ ẩm tương đối 0- 5%;
- Sau 8 giờ cân mẫu và cốc, xác định khối lượng m1, g;
- Tiếp tục để mẫu vào buồng trong thời gian t không quá 16 giờ, sau đó cân mẫu, xác định khối lượng m2, g;
- Xác định độ thông hơi của mẫu (trung bình của 3 mẫu) Ht, mg/cm2h, theo công thức:
Ht = 1000(m1 – m2)/(F.t), g/m24h hoặc mg/cm2h - Thiết bị: các cốc thí nghiệm, tủ điều hòa không khí.
2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá độ thông khí
+ Tiêu chuẩn sử dụng: EN ISO 9237 + Các bước thực hiện
- Cắt 5 mẫu vật liệu có đường kính 20cm. Để mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ không khí 20 ± 2°C, độ ẩm tương đối 65 ± 2%) không dưới 24 giờ.
- Diện tích làm việc của mẫu thử là 20cm2;
- Chênh lệch áp suất giữa hai bề mặt mẫu là 100 Pa;
- Độ thông khí của vật liệu K, dm3/cm2.s, tính theo công thức: K = V/F.t, dm3/cm2.s,
trong đó:
51
F – Diện tích làm việc của mẫu 20 cm2; T – Thời gian thí nghiệm, s.
+ Thiết bị: Máy đo độ thoáng khí M021A SDL ATLAS (hình 2.1)
Hình 2.1: Máy đo độ thoáng khí vật liệu dệt
2.4.5. Phƣơng pháp đánh giá độ pH
+ Tiêu chuẩn sử dụng: ISO 3071:1980 + Các bước thực hiện:
Nguyên lý chung: mẫu nhỏ được cắt từ mẫu vải được nghiền nhỏ và cho vào bình có chứa nước cất, được đậy kín và mang đi rung chiết siêu âm để chiết ở nhiệt độ (40 ± 2)o
C trong 60 phút. Dung dịch sau khi loại bỏ mẫu được đem đi đo pH ở máy đo pH điện cực thủy tinh.
+Thiết bị
Độ pH được xác định trên máy đo pH model Lab 850 (hình 2.2) có điện cực được chế tạo bằng thủy tinh của Trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt may-Da giầy - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thiết bị này cho kết quả pH nhanh và chính xác, ứng dụng đo mọi sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Máy được tích hợp quy trình hiệu chuẩn mới nhất, có thể sử dụng mọi loại dung dịch hiệu chuẩn của các hãng khác nhau để hiệu chỉnh. Đặc biệt có chức năng kiểm soát độ ổn định, giúp đo pH có độ lặp lại cao nhất.
52
Hình 2.2: Máy đo pH model Lab 850
2.3.6. Phƣơng pháp đánh giá hàm lƣợng formaldehyde
+ Tiêu chuẩn sử dụng: NF ISO 14184-1. + Các bước thực hiện:
- Từ mẫu vải sau khi kết thúc quá trình ma sát và được để ổn định trong điều kiện tiêu chuẩn, cắt mẫu kiểm tra có khối lượng 1 gam. Cắt mẫu thành các mảnh nhỏ khoảng 10mg.
- Mỗi mẫu kiểm tra cho vào bình dung tích 250ml có nắp đậy. Thêm 100ml nước cất vào trong bình. Đóng nắp chặt và lắc bình cho ngấm đều nước. - Cho bình vào bể cách thủy (bể rung siêu âm- hình 2.3) trong 60 ± 5 phút ở
nhiệt độ 40 ± 2°C. Lắc bình ít nhất 5 phút mỗi lần.
Hình 2.3: Bể rung siêu âm
- Sau đó lọc dung dịch sang một bình khác qua phễu lọc bằng giấy lọc nhằm loại bỏ các tạp chất còn tồn tại trong dung dịch thu được.
- Lên màu dung dịch: thuốc thử 1000ml acetylacetone đã được lên màu trước đó ít nhất 12 giờ trong bình tối màu gồm:
53 + 150 g amoni acetat
+ 3 ml axit axetic + 2 ml axetylacetone + Nước cất.
- Cho 5 ml dung dịch mẫu đã lọc + 5 ml thuốc thử acetylacetone vào một ống nghiệm nhỏ và lắc đều. Giữ các ống nghiệm trong bể nước ở (40 ± 2)°C trong 30 ± 5 phút;
- Sau đó để ở nhiệt độ khí quyển trong 30 ± 5 phút;
- Cho 5 ml dung dịch thuốc thử acetylacetone vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất theo cùng một cách như trên. Đây là dung dịch để đối chiếu khi tiến hành đo formaldehyde trên máy đo phổ UV/VIS.
+ Thiết bị: Máy quang phổ tử ngoại khả kiến - 4802 UV/VIS double beam spectrophotometer(hình 2.4) để đo hàm lượng formaldehyde tự do và formaldehyde thoát ra từ sản phẩm dệt may sau các phương án thí nghiệm. Máy có thể phát hiện được nồng độ formaldehyde từ 0.1 - 500ppm.
Hình 2.4: Máy quang phổ tử ngoại khả kiến- 4802 UV/VIS
- Khởi động và hiệu chỉnh máy:
+ Máy UV/VIS sau khi khởi động xong sẽ tiến hành cài đặt bước sóng. formaldehyde hấp thụ ở bước sóng 412nm.
+ Cân bằng máy bằng dung dịch blank.
- Cho dung dịch cần đo vào cuvet: Sử dụng cuvet nhựa. Việc thao tác khi sử dụng cuvet rất quan trọng để tránh trầy xước, mờ mặt cuvet sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo.
54
2.4.7. Phƣơng pháp đánh giá độ bền màu ma sát khô và ma sát ƣớt
Tiêu chuẩn sử dụng: TCVN 4538:2007 (ISO 105 X12)
2.4.7.1. Độ bền màu của vải với ma sát khô
Điều kiện thí nghiệm:
- Điều kiện ma sát: khô;
- Áp lực ma sát tại đầu mài: 9 ± 0,2 (N); - Số chu kỳ mài mòn: 10 chu kỳ.
Chuẩn bị thí nghiệm:
+ Thiết bị (hình 2.5):
- Đầu mài hình trụ đường kính 16mm;
- Vải mài: 100% poliamit kích thước 5cm x 5cm; - Giấy mài đế mềm không thấm nước.
+ Thang màu xám. + Mẫu thử:
- Mẫu thử là miếng vải kích thước 10cm x 20cm;
- Điều hòa mẫu thử trong môi trường nhiệt độ: 20 ± 20C.
2.4.7.2. Độ bền màu của vải với ma sát ƣớt
Điều kiện thí nghiệm:
+ Điều kiện ma sát: ướt (dung dịch ngấm ướt là nước cất); + Áp lực ma sát tại đầu mài: 9 ± 0.2(N);
+ Số chu kỳ mài mòn: 10 chu kỳ; + Mức độ ngấm nước: 95% - 100%.
Chuẩn bị thí nghiệm:
+ Thiết bị (hình 2.5):
- Đầu mài: Hình trụ đường kính 16mm;
- Vải mài: 100% poliamit kích thước 5cm x 5cm; - Giấy mài đế mềm không thấm nước.
- Thang màu xám. + Mẫu thử:
55
- Mẫu thử là miếng vải kích thước 10cm x 20cm;
- Điều hòa mẫu thử trong môi trường nhiệt độ: 20 ± 20C;
Thực hiện mài ma sát mẫu:
+ Mài mòn trên thiết bị thí nghiệm tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt may – Da giầy – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (hình 2.5).
Hình 2.5: Hình thiết bị mài ma sát mẫu vải
+ Nguyên tắc: mẫu thử vật liệu dệt tiếp xúc với đầu mài ma sát được chuyển động qua lại trên một đường thẳng có chiều dài 104 ± 3mm.
+ Đầu mài có dạng hình trụ đường kính 16 ± 0.1mm chuyển động qua lại theo đường thẳng trong khoảng cách cố định trên mẫu thử.
+ Hiệu chỉnh lực ép xuống bề mặt mẫu thử là 9 ± 0.2N bằng cách dùng thiết bị đo lực đi kèm.
+ Bọc đầu mài bằng vải trắng để kiểm tra độ dây màu (vải để kiểm tra độ dây màu sử dụng bằng vải dệt kim).
+ Đưa mẫu vải vào vị trí mài. Kẹp chặt mẫu thử vào tấm đế của thiết bị thử sao cho chiều dọc mẫu song song với chiều di chuyển của đầu mài.
+ Bật công tắc nguồn.
+ Điều chỉnh cài đặt nhiệt độ cho phù hợp.
+ Bật công tắc khởi động hệ thống cấp và ổn định nhiệt độ không khí buồng thử.
+ Bật công tắc chạy đầu mài để ma sát mẫu vải với các phương án thí nghiệm đã có. Số chu kỳ mài được đo bằng đồng hồ bấm giờ. Mỗi chu kỳ
56
1 lần đi và 1 lần về tương ứng với thời gian 1giây. Số chu kỳ mài được tính theo đồng hồ bấm giây.
2.4.8. Phƣơng pháp đánh giá độ bền màu với mồ hôi axit, mồ hôi bazơ
- Tiêu chuẩn sử dụng: TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994): - Các bước thực hiện
Điều kiện thí nghiệm:
+ Nhiệt độ: 37 ± 20C; + Thời gian: 4 giờ;
+ Dung dịch: mồ hôi axit (pH = 5.5)/ mồ hôi bazơ (pH = 8).
Chuẩn bị thí nghiệm:
+ Thiết bị thử:
- Một khung thép không gỉ, kích thước đáy: 60 mm x 115 mm; - Một quả tạ 5kg;
- Tấm thủy tinh (hoặc nhựa acrylic) kích thước: 60 mm x 115 mm x 1,5 mm;
- Tủ sấy;
- Đĩa đáy bằng để chứa mẫu thử và dung dịch; - Thang màu xám;
- Vải thử kèm là vải đa xơ: axetat – bông – poliamit – polyester – acrylic – len;
+ Mẫu thử: Miếng vải kích thước 40mm x 100mm, khâu các cạnh với miếng vải thử kèm có cùng kích thước.
Chuẩn bị dung dịch mồ hôi nhân tạo:
Hóa chất cần sử dụng:
- L-Histidin monohydrochlorid monohydrat (C6H9O2N3*HCl*H2O); - Natri clorua (NaCl);
- Disodium hydrogen orthophosphat dodecahydrat (Na2HPO4*12H2O); - Dung dịch NaOH 0,1mol/l;
57
Dung dịch mồ hôi nhân tạo được pha chế với tỷ lệ theo bảng 2.4: Bảng 2.4. Thành phần 1 lít dung dịch mồ hôi nhân tạo
Dung dịch mồ hôi bazơ - 0.5 g C6H9O2N3*HCl*H2O - 5 g NaCl - 5 g Na2HPO4*12H2O - Sử dụng dung dịch NaOH 0.1M để đạt pH = 8 Dung dịch mồ hôi axit - 0.5 g C6H9O2N3*HCl*H2O - 5 g NaCl - 2.2 g NaH2PO4*2H2O - Sử dụng dung dịch NaOH 0.1M để đạt pH = 5.5 Sử dụng máy khuấy từ số hiệu Juhe 85-2 tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt may – Da giầy – Trường ĐHBK Hà Nội để khuấy dung dịch mồ hôi để đảm bảo tính đồng nhất dung dịch khi điều chỉnh độ pH bằng dung dịch NaOH 0.1mol/l.
2.4.9. Phƣơng pháp đánh giá độ bền với giặt
- Tiêu chuẩn sử dụng: TCVN 4537-88 (ISO 105 C01-C05). - Các bước thực hiện:
+ Máy giặt có đặc trưng: thùng đựng nước có chứa rô to được gắn trục mang có cốc bằng thép không gỉ hoặc bằng thủy tinh chịu nhiệt có dung tích 500 ± 5ml. Trục quay với tốc độ 40 ± 2 vòng/phút. Nhiệt độ của thùng nước được tự động khống chế để duy trì nhiệt độ quy định của sai số cho phép ± 20C.
+ Thang chuẩn màu xám để đánh giá mức độ thay đổi màu của mẫu thử và mức độ dây màu lên hai miếng vải trắng thử kèm theo quy định hiện hành. + Hai miếng vải trắng thử kèm theo TCVN 4185 – 86 có kích thước 100 mm
× 50 mm, trong đó miếng thứ nhất được sản xuất từ loại nguyên liệu giống như mẫu thử; Miếng thứ hai được sản xuất từ loại nguyên liệu theo quy định.
+ Xà phòng không được chứa chất tăng trắng quang học và bảo đảm các yêu cầu sau (tính theo khối lượng khô):
58
Hàm lượng các axit béo, không bé hơn 85%;
Hàm lượng kiềm tự do, tính theo Na2O không lớn hơn 0,35%; Hàm lượng muối gốc Clo không lớn hơn 0,35%.
Chuẩn bị mẫu thử:
Mẫu ở dạng vải, chuẩn bị mẫu ghép như sau: cắt 3 mẫu thử kích thước mỗi mẫu 100mm × 40mm. Trường hợp có nhiều mẫu phải cắt mẫu thử sao cho thử được đủ các màu có trong lô hàng. Đặt mẫu thử vào giữa hai miếng vải trắng thử kèm rồi khâu thưa mũi dọc theo bốn cạnh bằng chỉ trắng không chứa chất tăng trắng quang học.
Tiến hành thử:
Mẫu chuẩn bị được đặt vào trong cốc chứa dung dịch giặt với tỷ lệ giữa mẫu và dung dịch là 1: 50. Thành phần dung dịch giặt và điều kiện thử theo quy định .
Trong đề tài này đã sử dụng: Nhiệt độ giặt 40 ± 20
C;
Thành phần dung dịch 5g xà phòng trong 1 lít nước cất; Thời gian giặt 30 phút.
Hết thời gian quy định giặt trong máy, mẫu ghép được lấy ra và giữ lại bằng nước cất cho sạch hết xà phòng. Tháo các đường khâu ở ba cạnh, để lại một