Kết luận chƣơng 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các tính chất vệ sinh và sinh thái của vải làm (Trang 59 - 63)

1) Qua khảo sát thực tế trên thị trường đã lựa chọn được 6 mẫu quần chỉnh hình thẩm mỹ tiêu biểu (2 mẫu của hai công ty trong nước, 2 mẫu nhập khẩu từ Trung Quốc, 01 mẫu nhập từ Pháp và 01 mẫu của Triumph với các chất liệu khác nhau: cotton/PU, poliamit/PU, pha cotton poliamit/PU) để nghiên cứu đánh giá các tính chất vệ sinh và sinh thái cơ bản.

2) Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu vệ sinh vật lý và sinh thái cơ bản (độ hút nước, thải nước; độ thông khí; độ thông hơi; độ hút ẩm, thải ẩm; độ pH; hàm lượng formaldehyde; độ bền màu với mồ hôi axit, mồ hôi bazơ; độ bền màu với ma sát khô, ma sát ướt, độ bền màu giặt) của các mẫu vải quần và mẫu vải - sản phẩm của đề tài nghiên cứu B2013.01.54 theo các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Kết quả nhận được cho phép đánh giá các tính chất vệ sinh, sinh thái của các mẫu vải từ các sản phẩm quần chỉnh hình thẩm mỹ nghiên cứu cũng như mẫu vải của đề tài B2013.01.54.

60

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả đề xuất các chỉ tiêu vệ sinh, sinh thái cơ bản của trang phục chỉnh hình thẩm mỹ

Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ thường là trang mặc lót (nội y) mặc sát da và bó chặt cơ thể. Do tiếp xúc trực tiếp với da của cơ thể người mặc nên trang phục chỉnh hình thẩm mỹ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho các hoạt động bình thường của bề mặt da cũng như sự trao đổi nhiệt ẩm giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là trong môi trường khí hậu nóng ẩm như của nước ta.

Theo yêu cầu đối với đồ lót hè của Liên bang Nga [21], các chỉ tiêu vệ sinh cơ bản sẽ là: Độ dầy, mm Độ thông khí, dm3 /m2.s Độ thông hơi, g/m2 . h Độ hút ẩm (với không khí bằng 65%),% Hàm lượng xơ hóa học, %:

Xơ poliamit và xơ axetat Xơ polieste 0,1 - 0,3 ≥ 100 ≥ 56 ≥ 7 ≤ 30 ≤ 25.

Về cơ bản các yêu cầu trên được thiết lập trên cơ sở tính chất của trang phục mặc lót từ vải cotton.

Đối với trang phục chỉnh hình thẩm mỹ, do đòi hỏi cao về tính đàn hồi nên vải đàn tính cao bông/elastan ít được sử dụng mà thường sử dụng vải poliamit/elastan hoặc vải pha bông/poliamit/elastan hoặc các loại vải polieste/elastan ... Trong thành phần vải đàn tính có chứa elastan (PU), có thể đến trên 20%. Bản thân PU hút ẩm kém do vậy cũng làm ảnh hưởng đến độ hút ẩm chung của vải đàn tính cao.

Qua tìm hiểu tài liệu và thực tế nghiên cứu thấy rằng trong cấu trúc có thành phần đàn hồi cao nên vải dệt kim đàn tính cao thường có cấu trúc chặt (khít) hơn vải dệt kim cùng loại từ các loại sợi thông thường, do vậy khả năng hút nước, thải nước, thông khí và thông hơi của vải cũng bị giảm đáng kể.

61

Một điểm đáng lưu ý là, khác với các loại trang phục khác, kể cả đồ lót thông thường, trong quá trình sử dụng vải làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ bị kéo giãn mạnh (có thể đến trên 60%) theo hướng ngang, còn kích thước theo chiều dọc vải thay đổi không nhiều (dưới 10%). Khi vải bị kéo giãn, độ thông khí của vải tăng lên đáng kể và kèm theo đó độ thông hơi tăng lên, độ thải ẩm, thải nước cũng tăng. Điều này cải thiện đáng kể tính vệ sinh của trang phục chỉnh hình thẩm mỹ từ vải dệt kim đàn tính cao.

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã khảo sát đánh giá độ thông khí của 2 mặt hàng vải dệt kim đàn tính cao poliamit/PU (sản phẩm của đề tài cấp bộ B2013.01.54) khi bị kéo giãn khác nhau theo hướng ngang (kích thước theo chiều dọc không thay đổi). Độ thông khí được đánh giá theo ISO 9237:1995 trên thiết bị đo độ thông khí của Trung tâm Thí nghiệm Vật liệu Dệt may – Da giầy – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Vải được đo độ thông khí khi bị kéo giãn theo hướng ngang 20, 30, 40 và 50%. Kết quả nhận được như trong bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả đo độ thông khí của vải khi bị kéo giãn theo hướng ngang Mẫu vải Độ thông khí của vải, (l/m

2/s), khi bị kéo giãn theo hướng ngang, %

0 20 30 40 50

Mẫu 1 35,6 65,4 114,1 214,7 327,6

Mẫu 2 55,7 72,7 114,8 225,6 379,0

Kết quả trong bảng trên cho thấy, vải ở trạng thái thả lỏng có độ thông khí rất thấp nhưng khi bị kéo giãn đến 30% (độ giãn thấp của vải trên trang phục chỉnh hình thẩm mỹ) thì đã đạt độ thông khí trên 100 l/m2/s. Do vậy giá trị các chỉ tiêu vệ sinh có thể giảm đi so với yêu cầu đối với đồ lót thông thường, cụ thể đề xuất như sau: Độ thông khí, dm3 /m2.s Độ thông hơi, g/m2 . h Độ hút ẩm (với không khí bằng 65%),% ≥ 50 ; ≥ 28; ≥ 4.5.

62

mồ hôi nên khả năng khả năng hút ẩm, thải ẩm, hút nước, thải nước của vật liệu cũng cần được quan tâm. Theo khuyến cáo của tài liệu [21] cũng như kết quả khảo sát một số loại vật liệu, chúng tôi đề xuất các giá trị như sau:

Độ hút nước, % ≥ 100;

Độ thải ẩm, % ≥ 80;

Độ thải nước, % ≥ 80.

Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ là loại trang phục mặc lót, gây áp lực với da, cọ xát trực tiếp với da người. Khi bị ẩm ướt bởi mồ hôi, môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt, cùng với cử động mạnh (tác động cơ học) rất thuận cho các hóa chất độc hại (formaldehyde, kim loại nặng, thuốc nhuộm gây ung thư, thuốc nhuộm gây dị ứng ...) liên kết kém bền vững với vải có điều kiện di dời (chiết ra) khỏi vải và tác động lên da, sau đó từ da đi vào bên trong cơ thể.

Theo kết quả nghiên cứu của các đề tài [6, 7], trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta cơ thể thường ra mồ hôi, cùng với sự cọ sát mài mòn mạnh giữa quần áo và da cơ thể các lượng hóa chất độc hại như formaldehyde, kim loại chì đều di dời ra từ trang phục mạnh hơn nhiều lần so với điều kiện thí nghiệm mẫu bình thường theo tiêu chuẩn của Oeko-tex 100 (mẫu vải để ở điều kiện tiêu chuẩn sau đó chiết xuất theo tiêu chuẩn quy định). Tương tự, kết quả nghiên cứu [8] cho thấy độ bền màu với mồ hôi, với ma sát khô và ướt và bền màu giặt của vải dưới tác động của các điều kiện sử dụng tương tự như sản phẩm định hình thẩm mỹ cũng giảm đáng kể, hay khả năng di dời của thuốc nhuộm ra khỏi vải dưới tác động của các yếu tố sử dụng tăng lên so với vải để ở điều kiện tiêu chuẩn trước khi thử nghiệm.

Với các lý do trên, để an toàn cho cơ thể người sử dụng, chúng tôi cho rằng trang phục chỉnh hình tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sinh thái của nhóm II – sản phẩm đồ lót mặc sát da (tiếp xúc trực tiếp với da) của nhãn sinh thái Oeko-tex 100.

Trong nhãn sinh thái Oeko-tex 100 có rất nhiều chỉ tiêu sinh thái. Trong điều kiện chưa thể kiểm soát hết được các tiêu chí sinh thái sản phẩm, nên quan tâm chủ yếu đến các tiêu chí sau đây:

63

Độ pH: 4,0 – 7,5;

Hàm lượng formaldehyde: ≤ 75 ppm;

Độ bền màu (dây màu) với mồ hôi axit, mồ hôi bazơ: ≥ 3-4; Độ bền màu (dây màu) với ma sát khô, ma sát ướt: ≥ 4;

Độ bền màu (dây màu) với giặt: ≥ 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các tính chất vệ sinh và sinh thái của vải làm (Trang 59 - 63)