Kim loại nặng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các tính chất vệ sinh và sinh thái của vải làm (Trang 40 - 41)

Các kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 2,5 g/cm3 đượcgọi là những kim loại nặng, trong đó có các kim loại rất độc như thủy ngân (Hg), asen (As), cadimi (Cd) và chì (Pb) và các kim loại khác như đồng (Cu), crôm (Cr), kẽm (Zn), niken (Ni).

Nguyên nhân tồn dƣ [4]:

- Một trong những hậu quả của các điều kiện tổng hợp thuốc nhuộm là các tạp chất kim loại nặng. Tạp chất kim loại nặng của đại đa số thuốc nhuộm của những hãng thuốc nhuộm nổi tiếng trên thế giới như DyStar, Ciba, Clariant đều rất thấp, chỉ có một vài thuốc nhuộm hoàn nguyên là vượt giới hạn ETDA một ít [5].

- Kim loại nặng tạo phức trong gốc mang màu và sản phẩm thủy phân của thuốc nhuộm phức kim loại.

- Chất trợ dùng trong nhuộm là thành phần rất quan trọng không thể thiếu trong bất cứ đơn công nghệ nhuộm nào, thiếu chúng khó có thể đạt chất lượng cao về màu sắc cũng như chất lượng nhuộm nói chung. Hãng BASF sản xuất tất cả các chất trợ nhuộm không có kim loại nặng. Các sản phẩm của các hãng lớn nổi tiếng khác như Bayer, Ciba có thể cũng như vậy. Song các công ty nhà máy ở nước ta dùng các chất trợ nhuộm từ các hãng sản xuất „„không truyền thống” nên không có gì đảm bảo là chúng không chứa kim loại nặng.

- Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong in hoa bằng pigment, cần phân biệt giữa kim loại nặng là tạp chất và kim loại nặng tạo phức trong phân tử pigment. Tạp chất kim loại nặng bắt nguồn từ nguyên liệu và các sản phẩm phụ trong tổng hợp pigment. Tỷ lệ các tạp chất kim loại nặng khác nhau rất lớn giữa các nhà sản xuất phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, các thông số phản ứng và phương pháp tinh chế.

Ảnh hƣởng đến cơ thể ngƣời: các giá trị giới hạn kim loại chiết ra được là phần kim loại tách chiết ra có thể „„chuyển vị” vào da trong điều kiện mặc chứ không phải là tổng hàm lượng kim loại nặng có trong vật liệu dệt. Các giá trị này sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể người như sau :

41

- Cadimi (Cd) thường được tích lũy dần trong thận, gây triệu chứng độc mãn tính. - Chì (Pb) khi xâm nhập vào cơ thể động vật gây rối loạn tổng hợp hemoglobin, giảm thời gian sống của hồng cầu, thay đổi hình dạng tế bào, xơ vữa động mạch, làm con người bị ngu đần, mất cảm giác … Khi bị ngộ độc chì sẽ có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, buồn nôn và co cơ.

- Crôm (Cr) đi vào cơ thể dễ gây biến chứng, tác động lên tế bào, lên mô tạo ra sự phát triển tế bào không nhân gây ung thư … Crôm hòa tan vào trong máu ở nồng độ 0,001mg/l, sau đó chúng chuyển vào và hòa tan nhanh trong hồng cầu, tiếp theo crôm chuyển vào các tổ chức phủ tạng, bị giữ lại ở phổi, xương, thận, gan phần còn lại thải qua nước tiểu.

Các phƣơng pháp xác định:

- Tách chiết bằng mồ hôi axít nhân tạo theo ISO 105-E04. - Tách chiết bằng dung dịch nước bọt nhân tạo theo DIN 53106.

- Kim loại nặng trong dung dịch chiết mồ hôi và nước bọt nhân tạo được phân tích bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS) đối với các kim loại nặng chiết được. Kết quả tính tương ứng với 1kg hàng dệt [4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các tính chất vệ sinh và sinh thái của vải làm (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)