1) Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ có vai trò quan trọng trong việc làm đẹp “giảm béo thẩm mỹ” cho phụ nữ, đặc biệt là những người béo và phụ nữ mới sinh con. Hiện nay có nhiều loại trang phục chỉnh hình thẩm mỹ và khá đa dạng về kiểu dáng mẫu mã và chất liệu, trong đó các loại quần giảm béo thẩm mỹ được sử dụng rộng rãi nhất.
2) Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ thường được làm từ vải dệt kim đàn tính cao được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau: sợi PU, sợi PA textua, sợi cotton, sợi polieste, sợi lõi PA/PU, cotton/PU, polieste/PU ... với các kiểu dệt và phương pháp dệt khác nhau, trong đó công nghệ dệt cài sợi PU
43
được sử dụng nhiều. Do có khả năng hút ẩm vừa phải, có độ đàn hồi tốt nên sợi PA textua, sợi lõi PA/PU được sử dụng nhiều nhất để sản xuất vải dệt kim đàn tính cao.
3) Đối với trang phục chỉnh hình thẩm mỹ các yêu cầu về tính vệ sinh và sinh thái là rất quan trọng vì sản phẩm mặc sát da, bó sát và cọ sát với da cơ thể người mặc.
4) Cho đến nay chưa có tiêu chuẩn vệ sinh, sinh thái riêng cho sản phẩm (vải) làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ. Về cơ bản các yêu cầu vệ sinh và sinh thái của trang phục chỉnh hình thẩm mỹ được xem xét như trang phục mặc lót. Có thể sử dụng các tiêu chuẩn và phương pháp xác định các chỉ tiêu vệ sinh, sinh thái của vải cho sản phẩm may mặc nói chung để đánh giá các chỉ tiêu vệ sinh sinh thái của vải làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ.
44
Chƣơng 2:
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất được các chỉ tiêu vệ sinh và sinh thái cơ bản cho vật liệu làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ, đánh giá được các tính chất vệ sinh vật lý và các chỉ tiêu sinh thái cơ bản của một số mặt hàng vải dệt kim đàn tính cao từ các loại quần chỉnh hình thẩm mỹ tiêu biểu đang có trên thị trường Việt Nam từ đó lựa chọn được các loại vải phù hợp làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ đáp ứng các yêu cầu vệ sinh và sinh thái.