Các tính chất vệ sinh vật lý của vải làm trang phục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các tính chất vệ sinh và sinh thái của vải làm (Trang 31 - 32)

Các tính chất vệ sinh của vải làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ có vai trò quan trọng đảm bảo tính tiện nghi sinh lý nhiệt cho trang phục. Việc sử dụng thành phần sợi đàn tính trong vải dệt kim đàn tính cao phần nào làm giảm tính tiện nghi của vải, trong đó độ thông hơi, thông khí thường bị giảm đi.

Các tác giả nghiên cứu [14] đã phân tích ảnh hưởng đến tính tiện nghi của xơ DOW XLA TM trong vải dệt thoi polieste/cotton sử dụng làm trang phục chuyên dụng. Họ cũng phân tích các thông số tiện nghi như nhiệt, ẩm, xúc giác và cảm giác áp lực. Vải đàn tính với xơ đàn tính polybutylene terephtalat (PBT) cũng được nghiên cứu để so sánh. Tiếp theo nghiên cứu ảnh hưởng của các tính chất cơ học và tiện nghi đến quá trình giặt nhiều lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng loại xơ mới để làm sợi lõi của vải đàn tính cho mục đích chuyên dụng làm tăng tính tiện nghi so với vải không đàn tính. Tính tiện nghi sinh lý nhiệt và tiện nghi cảm nhận cũng được đánh giá sau các chu kỳ giặt. Sự khác biệt về ngoại hình được đánh giá trên cơ sở so sánh giữa các loại vải truyền thống không đàn tính và vải đàn tính PBT.

Bayazit [9] nghiên cứu các đặc trưng kích thước của vải dệt kim coton có cài sợi spandex và so sánh kết quả với vải dệt kim chỉ từ cotton 100%. Kết quả nghiên cứu cho thấy vải có chứa spandex chặt hơn, khối lượng và độ dày của vải cao hơn và có độ thông khí nhỏ hơn.

Các tác giả [11] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhánh spandex và các yếu tố chặt chẽ của sợi cotton và spandex đến các đặc trưng kích thước và vật lý của vải single cotton/spandex. Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố chặt chẽ của các sợi cotton và spandex, các tác giả đã dệt các mẫu vải bằng cách cấp cả hai sợi cotton và spandex với 3 phương án điều chỉnh cơ cấu cấp sợi để có được vải dệt single

32

cotton/spandex chặt, trung bình và lỏng. Bốn loại sợi spandex khác nhau được sử dụng. Vải được dệt với các loại sợi có các giá trị sức căng lớn nhất, với cùng tỷ lệ hàng vòng/cột vòng, số lượng cột vòng/cm, hàng vòng/cm và độ dày lớn nhất, độ thẩm thấu không khí và độ giãn đứt thấp nhất.

Tác giả nghiên cứu [11] cho rằng việc sử dụng sợi đàn tính và các loại vải từ chúng có một số hạn chế. Chúng không thể hấp thụ ẩm vào trong cấu trúc và không có khả năng ướt khi bị làm ướt bằng dung dịch, do vậy làm giảm tính tiện nghi sinh lý nhiệt cho người mặc. Các loại sợi này phẳng và nhẵn, do vậy sẽ làm giảm tính tiện nghi cảm nhận của da người mặc. Tuy nhiên, trong tài liệu, không đề cập đến các thí nghiệm để đưa đến kết luận này.

M. Senthilkumar trong nghiên cứu của mình [15] về tính tiện nghi của vải đàn tính cao cho trang phục thể thao bó sát đã so sánh tính tiện nghi của hai loại vải dệt kim: vải dệt từ sợi lõi spandex cotton và vải từ sợi cotton được cài sợi spandex. Kết quả cho thấy: vải dệt từ sợi lõi spandex cotton bị ướt nhanh hơn, có độ thông hơi và thông khí tốt hơn vải từ sợi cotton được cài sợi spandex. Trong khi đó, vải từ sợi cotton được cài sợi spandex có sức căng đàn hồi và độ phục hồi đàn tính cao hơn vải dệt từ sợi lõi spandex cotton.

Tương tự như trang phục thông thường, với vải làm trang phục chỉnh hình thẩm mỹ cần quan tâm đến các tính chất vệ sinh vật lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các tính chất vệ sinh và sinh thái của vải làm (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)