Nhu cầu phát triển vốn đầu tư trong nước ở nước ta trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

VI. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

2. Nhu cầu phát triển vốn đầu tư trong nước ở nước ta trong thời gian tớ

- Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đề ra các mục tiêu tăng tổng sản phẩm xã hội lên gấp hai lần vào năm 2020. Khát vọng chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là thoát khỏi cảnh đói nghèo, để có thể trong một thời gian ngắn có thể sánh vai với các nước khác trên thế giới. Tiếc thay sự phồn vinh không thể tự nhiên mà có, nó đòi hỏi phải lao tâm, khổ trí và đòi hỏi những điều kiện hết sức ngặt nghèo. Trong tất cả các điều kiện tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế thì có 3 điều kiện tiên quyết là lao động, vốn và công nghệ. ở nước ta nguồn lao động thì dồi dào, trình độ tay nghề vững vàng và có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức mới. Ngược lại vốn và công nghệ lại đang trong tình trạng khó khăn. Hơn nữa muốn đổi mới công nghệ thì lại rất cần đến nguồn vốn. Do đó vốn là vấn đề gay cấn nhất và mấu chốt nhất.

Với nhu cầu về vốn trong thời gian tới là bao nhiêu?. Ở nước ta do giá cả phản ánh chưa chính xác giá trị vốn và giá trị tài sản cho lên hệ số k cũng không

được chính xác. Theo tổng kết của các nhà kinh tế thế giới, hệ số k ở các nước đang phát triển nó giao động từ 3,3- 7,1% tức là để cóp một đồng giá trị tăng thêm phải đầu tư từ 3,3- 7,1 tỷ đồng.

Với phác hoạ trên, có thể thấy rằng tuy mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 chưa thực sự thoả mãn nhu cầu vượt qua đói nghèo, tức là nước ta vẫn chưa thoát ra khỏi các nước có mức thu nhập thấp hơn 500 USD. Nhưng chỉ với mục tiêu đó thì nhu cầu về vốn cũng ở mức 250- 300 ngàn tỷ đồng. Đây là một vấn đề nan giải của chính sách tài chính quốc gia và đây cũng là một bài toán hóc búa trong chiến lược vốn của chính phủ. Bởi lẽ trong suốt 35 năm qua, nền kinh tế chúng ta mới đầu tư và tái tạo khoảng trên dưới 100 ngàn tỷ đồng vốn, trong đó khu vực kinh tế quốc doanh chiếm trên dưới 80 tỷ ngàn đồng.

Để giải bài toán về vốn phải coi trọng cả hai hình thức tạo vốn từ trong nước và ngoài nước. Đối với nguồn vốn trong nước phải thực hiện phương châm vừa kích thích quá trình khai thác sử dụng vốn có hiệu quả vừa nuôi dưỡng và tăng trưởng các nguồn vốn.

Sự phát triển các thành phần kinh tế cùng với cơ chế tự chủ tài chính trong khu vực kinh tế quốc doanh đã tạo môi trường cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp. Chín sách phân phối mới đã làm biến đổi hoàn toàn vấn đề tiền lương thu nhập và dự trữ tiền vốn trong các doanh nghiệp, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế xã hội. ở đây nhu cầu giao lưu về vốn đã xuất hiện với đúng nghĩa của nó, nhu cầu này bắt nguồn từ hai phía: phía những người cần vốn và phía những người có vốn. Người cần vốn trước tiên là nhà đầu tư, cơ chế mới cho phép mọi pháp nhân và thế nhân được hoạt động kinh doanh, nhưng luật pháp bắt buộc mỗi hoạt động phải có số vốn nhất định. Hơn nữa bản thân quá trình đầu tư cho xây dựng và mua sắm thiết bị công nghệ đã bắt buộc các nhà đầu tư phải tính đến hiệu quả lâu dài, nghĩa

là không thể đầu tư vào công nghệ lạc hậu mà phải có được các loại máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên tham vọng thường vượt quá khả năng và các nhà đầu tư thường lâm vào tình trạng thiếu vốn, thậm chí toàn bộ số vốn của bản thân mỗi nhà đầu tư chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ của dự án đã vạch ra. Nhu cầu tập trung vốn là rất cần thiết cho các nhà đầu tư và rất có lợi cho nền kinh tế. Do mỗi nhà đầu tư đều sẵn sàng tiếp nhận sự đóng góp nguồn vốn của dân cư nhàn rỗi.

Còn các nhà sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động của mình cũng cần thiết phải mở rộng sản xuất đổi mới thiết bị và công nghệ để có thể đứng vững trong cạnh tranh. Mỗi dự án mở rộng và cải tạo đều cần đến nguồn vốn. Ngoài nguồn vốn tự có do tích tụ trong quá trình sản xuất kinh doanh họ cũng cần huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài.

Nói tóm lại, toàn bộ hoạt động của quá trình tái sản xuất mở rộng đều thể hiện yêu cầu về nguồn vốn các ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tiếp theo đó một lực lượng quan trọng cũng cần đến nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đó là ngân sách nhà nước. Do nguồn thu ngày càng eo hẹp và tăng chậm, trong đó nhu cầu về chi tiêu dùng và chi cho đầu tư kinh tế ngày càng tăng, ngân sách nhà nước ngày càng thâm hụt Nhà nước rất cần vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội .

Một phần của tài liệu Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)