Mục tiêu phát triển kinh tế trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

VI. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

1. Mục tiêu phát triển kinh tế trong thời gian tớ

Đất nước ta đang thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới là: tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao

nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên thì một mặt chúng ta phải huy động một cách tối đa các nguồn lực trong nước hiện có. Một mặt phải huy động các nguồn vốn từ bên ngoài của các tổ chức chính phủ và phi Chính phủ. Tuy nhiên, nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn trong nước, nó mang tính chất quyết định như các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn của dân cư,.

Đối với nguồn vốn từ nước ngoài chúng ta chủ yếu huy động các nguồn vốn chủ yếu sau: Vốn và công nghệ mới tranh thủ các nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF, ADB, WB…, các nguồn vốn tài trợ mang tính chất song phương và đa phương, và nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Vì vậy việc huy động vốn trong thời gian tới phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:

- Tính đồng bộ của chính sách huy động vốn với chính sách kinh tế và chính sách tài chính để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

- Đa dạng hoá các hình thức và công cụ huy động vốn, nhằm thu hút và khơi dậy tiềm năng về vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế, và năng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn nhằm bảo toàn và phát triển nguồn nội lực.

- Thực hiện chiến lược huy động vốn của Đảng trong giai đoạn hiện nay: “Huy động vốn trong nước là quyết định, huy động vốn ngoài nước là quan trọng”, đòi hỏi chúng ta phải xử lý một cách linh hoạt các tình huống với đIều kiện của đất nước trong từng giai đoạn phát triển

Do đó Nhà nước phải có cơ chế , chính sách và các giải pháp thích hợp cho đầu tư phát triển đất nước.

Văn kiện đai hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ ra rằng đến năm 2020 Việt nam phải hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo lạc hậu và trở thành một nước công nghiệp với các chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Nông nghiệp tăng hàng năm từ 4- 5% và gắn nó với ngành công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp nặng tăng hàng năm từ 14- 15%, chú trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng và có chọn lọc một số ngành như dầu khí, xi măng, than, cơ khí, điện tử

Huy động mọi nguồn lực trong nước, đồng thời thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài để đưa tỷ lệ đầu tư phát triển xã hội lên khoảng 30% GDP. Xuất phát từ kinh nghiệm của nước ta và các nước đang phát triển các nhà khoa học đã tính toán ra rằng để đạt tốc độ tăng trưởng trung bình GDP hàng năm là từ 8- 10% thì tổng mức đầu tư trong nước của việt nam phải đạt được từ mức 20- 35% GDP từ nay đến năm 2020. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy, chúng ta phải đẩy nhanh quá trinh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân làm cho nền kinh tế nước ta có nhiều sự đột biến trong cơ cấu GDP, theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ xã hội. Điều này nó càng đòi hỏi nhu cầu lớn về vốn để nâng cao quá trình tích tụ tập trung vốn.

Vì vậy để cho chiến lược này được thực hiện một cách có hiệu quả thì nhà nước ta phải tiến hành:

+ Tiếp tục hoàn thiện chính sách luật pháp nhằm tạo ra hành lang an toàn cho các chủ đầu tư hoạt động một cách hữu hiệu.

+ Đẩy nhanh lại quá trình cấu chúc lại hệ thống các doanh nghiệp nhà nước + Xác định mục tiêu, hướng tích tụ và tập trung các nguồn vốn saqo cho thích hợp với tình hình mới.

+ Hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế khác trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường nước ta nói riêng.

+ Hoàn thiện hệ thống ngân hàng + Đa dạng hoá các định chế tài chính

+ Thiết lập và củng cố các điều kiện cần thiết để thị trường chứng khoán ra đời và hoạt động trên thị trường.

+ Đa dạng hoá các loại hình huy động vốn trong nước.

+ Thực hiện tốt chính sách khuyến khích tiết kiệm và bảo vệ tiết kiệm của dân chúng

Một phần của tài liệu Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w