Phương hướng huy động vốn đầu tư trong nước trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 48)

VI. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

3. Phương hướng huy động vốn đầu tư trong nước trong thời gian tớ

Hiện nay việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước còn nhiều hạn chế, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân bổ lại nguồn vốn đầu tư trong toàn xã hội theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Vốn đầu tư trong nước (chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và một phần vốn huy động từ trong dân cư ). Trong các nguồn vốn đầu tư thì chỉ có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

mới đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn và những vùng khó khăn vùng sâu, vùng xa, để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo...

Vì thế chính sách huy động trong thời gian tới phải tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các quan điểm định hướng sau:

- Thứ nhất là: ưu tiên đầu tư vào các ngành có lợi thế tài nguyên, vị trí địa lý và tài nguyên tự nhiên nhằm khai thác các loại hàng hoá có chất lượng, giá rẻ để cạnh tranh với các loại hàng hoá của nước ngoài như: cà phê, cao su, hạt điều, nuôi trồng thuỷ sản...

- Thứ hai là: Đầu tư phát triển nền nông nghiệp một cách toàn diện kèm theo các ngành công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản. Trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung vào phát triển các vùng kinh tế trọng điểm như: vùng đồng bằng sông hồng, vùng đồng bằng sông cửu long để phục vụ sản xuất hàng hoá trong nước cũng như phục vụ cho xuất khẩu.

- Thứ ba là: Về vấn đề dân số , đây là vấn đề lớn gây áp lực cho nước ta phải giải quyết công ăn việc làm cho những người đến độ tuổi lao động và những người chưa có công ăn việc làm ổn định.

- Thứ tư: Phát triển ngành nghề tạo công ăn việc làm tại chỗ, chú trọng đầu tư thâm canh trong nông nghiệp, phát triển lâm nghiệp theo chương trình 5 triệu ha rừng, phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống tại các vùng đông dân nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, hạn chế di dân tự do gây nên nạn tàn phá tài nguyên như thời gian gần đây như ở tây nguyên.

- Thứ năm là: Đầu tư vào những ngành có suất đầu tư thấp, khả năng canh tác còn thấp, thu hút nhiều lao động, lại có hiệu quả cao như: ngành điện khoảng 123.000 USD, ngành hoá chất 30.000 USD, ngành luyện kim đen: 375.000 USD, ngành công nghiệp thực phẩm: 9.900 USD, ngành công nghiệp nhẹ: 9.350 USD....

nguyên của nước ta. Nên trong giai đoạn hiện nay và trướcmắt nhà nước cần tập trung vốn cho các ngành then chốt, những ngành có tính chất đột phá cao.

- Thứ sáu là: Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì nhà nước ta bố trí khoảng 20% tổng chi ngân sách cho nhu cầu đầu tư, nguồn gốc của số vốn này là đi vay và thu từ các khoản thu của chính phủ như: thuế, các loại phí... các nguồn thu này mới chỉ đủ tiêu dùng thường xuyên. Nguồn thu này chỉ có thể khai thác nhiều hơn trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất trong nước kết hợp với sử dụng có hiệu quả hình thức tín dụng nhà nước.

- Bảy là: Đối với các nguồn vốn tịch luỹ của doanh nghiệp: Hiện nay nguồn này rất hạn chế bởi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn không có hiệu quả, công nghệ sản xuất còn lạc hậu dẫn đến chất lượng hàng hoá không cao, nguồn vốn khấu hao thì lớn vì vậy nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn.

- Tám là: Đối với nguồn tiết kiệm trong dân cư được hình thành từ nhiều lý do khác nhau ( tài sản thừa kế, thân nhân gửi về từ nước ngoài, tài sản tự tích luỹ được....). Nhà nước đã có chính sách khuyến khích làm giàu chính đáng, do vậy hhiện nay đã có nhiều hộ có mức thu nhập cao, đầu tư lớn vào nền kinh tế. Theo ước tính của các nhà kinh tế hiện nay nước ta có khoảng vài trăm nghìn tỷ đồng nguồn vốn nhàn rỗi, nhhưng trong những năm vừa qua việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh mới đạt khoảng 1% của nguồn vốn này.

Như vậy nguồn vốn trong dân cư của nước ta là rất lớn. Vì vậy nó cần phải được quan tâm một cách đúng mức để giải quyết một cách kịp thời các nhu cầu cấp bách về vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, không gây xáo trộn thị trường tiền tệ, đảm bảo giữ vững giá của đồng nội tệ và là biện pháp thúc đẩy việc nhanh chóng hình thành thị trường vốn đặc biệt là thị trường chứng khoán. Đó là chưa kể đến sự bất lợi do vay nợ nước ngoài, vì vậy chúng ta cần phải có định hướngcho việc huy động vốn đầu tư trong nước như sau:

- Với vốn đầu tư từ NSNN cần tập trung, rà soát lại các dự án, bố trí vốn cho các công trình then chốt. Kiên quyết không bố trí vốn một cách tràn lan cho các công trình, dự án chưa đủ các điều kiện, nhất là về quy hoạch. Nguồn bù dắp thiếu hụt ngân sách được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức: đấu thấu tín phiếu kho bạc nhà nước, bán lẻ trái phiếu chính phủ qua kho bạc nhà nước, đấu thầu và bảo lãnh phát hành qua thị trường chương khoán tập trung. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám định đầu tư, chống lãng phí tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tập trung theo mục tiêu kế hoạch và cơ cấu đầu tư hợp lý.

- Với nguồn vốn tín dụng cần đẩy mạnh việc huy động, đặc biệt vốn trung và dài hạn mở rộng đầu tư thông qua tín dụng với các thành phần kinh tế nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng thương mại cần đa dạng hoá các hình thức hoạt động vốn, đặc biệt chú ý các loại vốn trung, dài hạn đồng thời phải có các biện pháp tích cực thu hồi nợ quá hạn để tạo nguồn tiếp tục cho vay. Cần có cơ chế cho phép các tổ chức tín dụng mở rộng phạm vi cho vay ngoại tệ trong nước theo hướng tập trung cho vay các dự án sản xuất hàng xuất khẩu . - Với nguồn vốn từ doanh nghiệp và dân cư cần có các chính sách để huy

động tối đa mọi nguồn lực tài chính của mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển.Thông qua việc cải thiện môi tường đầu tư đẩy nhanh việc giải quyết các thu tục hành chính, công khai cơ chế chính sách …nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận các yếu tố sản xuất. Thực hiện các giải pháp ưu đãi từ thuế tín dụng, giao quyền sử dụng đất, cho thuê tài sản. Xoá bỏ sự phân biệt đói xử giữa các thành phần kinh tế trong các văn bản pháp lý, quan niệm xã hội, các quy định hành chính.

- Nhà nước cần sớm ban hành luật đầu tư trong nước tạo môi trường thuận lợi cho những người có vốn đầu tư vào sản xuất.

- Vốn đầu tư của nhà nước cần tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các ngành then chốt để tạo điều kiện cho sự ra đời của các doanh nghiệp.

- Hệ thống thuế của nhà nước vừa phải bảo đảm tập trung nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa bảo đảm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Ổn định tiền tệ là yếu tố cốt yếu của chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy nhà nước cần phải tập trung duy trì áp dụng nhanh nhạy hợp lý, đồng bộ các hệ thống giải pháp nhằm phục vụ cho vấn đề này.

- Nhà nước cần khẩn trương hoàn thành các bộ luật nói chung và kinh tế nói riêng.

Một phần của tài liệu Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w