III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
1. Tình hình chung
Nền kinh tế nước ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, trên mình còn mang đầy thương tích, khủng hoảng trầm trọng. Vì thế nền kinh tế nước ta mang nặng tính tập trung, quan liêu, bao cấp cho nên chưa tạo ra động lực kinh doanh phát triển. Chính phủ tiến hành đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ lấy 1 đồng tiền mới,
giữ lại ở ngân hàng một thời gian khá dài, sau đó mới được rút ra. Bằng việc đổi tiền hy vọng sẽ sớm cải thiện được cán cân tiền tệ trong nền kinh tế. Tuy nhiên biện pháp này chỉ cắt giảm được lượng tiền tích trữ ngoài sổ sách của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh còn trong khu vực tư nhân và trong dân kết quả thu được rất hạn chế vì phần lớn tiền tồn tại dưới dạng vàng và đô la Mỹ. Sauk hi tiến hành đổi tiền mặt thì các doanh nghiệp quốc doanh gần như bị tê liệt, gây nên tình trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này buộc Chính phủ phải phát hành tiền để duy trì sự hoạt động cho các doanh nghiệp quốc doanh và vì vậy làm tăng thêm mức độ lạm phát. Trong khi đó:
- Công suất sử dụng thực tế máy móc thiết bị thấp, chỉ đạt 30%, riêng ngành cơ khí đạt 20% công suất thiết kế.
- Chi phí năng lượng để làm ra một sản phẩm cao hơn so với tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới từ 1.5 đến 2 lần.
- Chất lượng sản phẩm thấp, so với tiêu chuẩn xuất khẩu chỉ đạt 15%. Sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Tình trạng thua lỗ của các xí nghiệp khá phổ biến, gần 30% trong số 1695 xí nghiệp quốc doanh trung ương và 40% trong số 10389 xí nghiệp quốc doanh địa phương hoạt động bị lỗ vốn.
Nguyên nhân của việc sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả là do quản lý và sử dụng vốn theo cơ chế quan liêu, bao cấp, thể hiện:
- Lãng phí vốn do bao cấp và bao cấp tín dụng, thể hiện:
+ Tỷ trọng vốn đầu tư cho thiết bị quá thấp, công nghệ lạc hậu và không đồng bộ.
+ Chi phí quá lớn, 1 đồng vốn bỏ ra chỉ có 0.54 đồng chuyển thành tài sản cố định.
- Đầu tư tràn lan, thiếu trọng điểm, không tính toán rõ hiệu quả đầu tư. Còn nguyên nhân khách quan là do các nguồn vốn vay và các khoản viện trợ, ta
không có toàn quyền lựa chọn và quyết định các dự án có hiệu quả, thậm chí nhiều trường hợp phải nhận các thiết bị lạc hậu.
- Nguồn vốn trong nước thời gian qua còn nhiều hạn chế, một phần là do tích lũy nội bộ là chưa lớn, nhưng nguyên nhân quan trọng là chưa có các chính sách thích hợp để khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình.
Sau cải cách kinh tế ( từ 1996-1999): Chính sách đổi mới nhằm phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã bước đầu khơi dậy những tiềm năng, động lực to lớn còn tiềm tang trong dân cư. Tuy nhiên, so với kết quả quan trong nó cũng còn có nhiều hạn chế và thấp xa so với tiềm năng và khả năng khai thác của nước ta, cũng như chưa tương xứng với công việc đổi mới ở nước ta đang trong giai đoạn thực hiện quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hóa nó đòi hỏi phải phát triển nền kinh tế với tốc độ cao, ổn định và bền vững, đồng thời phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo hướng các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh nguồn vốn nước ngoài, nguồn vốn trong nước phải được huy động một cách tối đa, đảm bảo vai trò có ý nghĩa to lớn cho công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Nhìn vào bảng cơ cấu tốc độ nguồn vốn trong nước ta thấy cơ cấu vốn trong nước tăng dần qua các năm, còn vốn ngoài quốc doanh và các vốn khác thì giảm dần cả về tỷ trọng và tốc độ. Qua đó cho ta thấy được tầm quan trọng và quyết đinh mọi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh tế. Giai đoạn 1991- 1997 các chính sách về đầu tư đã thực hiện phát huy tác dụng thu hút mọi tầng lớp dân cư và mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh bằng tất cả các nguồn lực của mình, nhiều người đã bỏ cả phần của cải tích lũy vào đầu tư phát triển sản xuất. Tổng cộng trong 7 năm từ 1991- 1997 cả
nước đã huy đông đc 386 nghìn tỷ đồng (tính theo mặt bằng giá cả năm 1995) tương đương với khoảng 35 tỷ USD. Trong đó vốn bình quân trong nước chiếm trung bình từ 52-53%. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Năm 1998 tổng vốn đầu tư phát triển đạt 9200 tỷ đồng, kế hoạch năm 1999 là 120.000 tỷ đồng. Muốn đạt được kế hoạch đã đề ra thì Nhà nước nên ấn định mức lãi suất cao để hấp dẫn người gửi. Trên thực tế, việc áp dụng biện pháp này bước đầu đã mang lại một số kết quả khả quan đặc biệt là số người gửi tiết kiệm ngày càng gia tăng cả về quy mô và khối lượng. Năm 2000, vốn đầu tư trong nước đạt 1.240.011 tỷ đổng (chiếm 82.04% vốn đầu tư). Giai đoạn 2001- 2005 vốn đầu tư trong nước tăng khá nhanh. Năm 2005: tăng thêm 292.033 tỷ đồng (chiếm 85.1% vốn đầu tư). Tính chung trong thời kỳ này, vốn trong nước chiếm 61.67% vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2006-2007: vốn đầu tư trong nước chiếm 78,96% vốn đầu tư.