Những bài học vận dụng vào Việt nam

Một phần của tài liệu Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 27)

III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC

4.Những bài học vận dụng vào Việt nam

Kinh nghiệm huy động vốn từ các nước rất đa dạng không theo một khuôn mẫu định trước nào. Điểm chung có thể rút ra là các nước thành công trong chính sách này đều tân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình và tính đến một cách cặn kẽ đIều kiện tự nhiên, địa lý, các nguồn lực tự nhiên cũng như các phong tục tập quán, tâm lý người dân, đặc đIểm riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên có những điểm riêng đáng chú ý của từng nước được nghiên cứu có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.

Kinh nghiệm ở một số nước còn cho thấy quỹ đầu tư còn là một định chế tài chính trung gian tương đối thích hợp để huy động và sử dụng nguồn vốn lớn. Đây là một mô hình kinh tế bổ ích cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt nam vì vậy chúng ta phải tiến hành công tác nghiên cứu nó một cách tỉ mỷ xem cái gì có thể vận dụng được và cái gì không áp dụng được.

Nó góp phần vào giải quyết bài toán khó về huy động vốn đầu tư trong nước, tích luỹ trong nước chỉ được cải thiện nhờ chính sách lãi suất mà còn nhờ tiết kiệm chi tiêu của chính phủ. Việc hạn chế phần chi tiêu này góp phần tích cực trở lại với vấn đề huy động vốn trong nước. Một chính phủ gọn nhẹ với những nguyên tác chi tiêu một cách hợp lý có ý nghiã thực sự đối với tích luỹ cho nội bộ nền kinh tế quốc dân.

IV. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC Ở

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 27)