Cây đơn buốt, mương đứng và dừa nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 37 - 38)

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thành và các cộng sự (2006 – 2007), khi trồng các thực vật trên đất ô nhiễm Pb, Cu, Zn ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho kết quả như sau: Hàm lượng Cu, Zn, Pb cây đơn buốt có thể hút từ đất là 50,9; 161,3; 298,5 mg/m2, đó là loài cây có khả năng chống chịu với nồng độ KLN cao trong đất. Nó có thể sinh trưởng phát triển tốt trên đất bị ô nhiễm KLN cao đặc biệt là ô nhiễm Pb (hàm lượng Pb trong đất xấp xỉ 3.300mg/kg) và tích lũy một lượng lớn các kim loại này trong cơ thể. Vì vậy có thể sử dụng cây đơn buốt để xử lý đất bị ô nhiễm KLN đặc biệt là ô nhiễm chì [14].

Nghiên cứu cũng tiến hành với cây dừa nước và cho biết, hàm lượng Cu, Zn, Pb trong thân lá sau 30 ngày trồng là 70; 144,6; 67,4 mg/kg và hàm lượng Cu, Zn, Pb trong rễ sau 90 ngày trồng là 67,2; 87,7; 106,1 mg/kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy dừa nước có khả năng tích lũy Cu, Zn, Pb khá lớn, đặc biệt là tích lũy Zn và Pb. Vì vậy trên đất nông nghiệp bị ô nhiễm Zn, Cu, Pb ngập nước có thể trồng dừa nước để làm giảm thiểu nồng độ các kim loại này trong đất [14].

Tác giả cũng chỉ ra rằng cây mương đứng, loài cây sinh trưởng rất khỏe, sinh khối lớn, rễ ăn sâu, phát triển tốt trong điều kiện ngập nước và không ngập nước cũng có khả năng tích lũy một lượng lớn các kim loại này. Hàm lượng Pb trong thân lá cũng như trong rễ rất cao và gấp 3 – 4 lần so với

30

hàm lượng Cu, Zn. Lượng Cu, Zn, Pb cây mương đứng tích lũy được sau 90 ngày là 257,1; 731,7; 1594,3 mg/m2 vì vậy cây mương đứng có thể sử dụng làm cây xử lí đất bị ô nhiễm KLN cả khi đất khô và đất ngập nước [14].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 37 - 38)