Sự cộng sinh nấm rễ bắt đầu bằng sự nảy mầm từ một yếu tố lan truyền giống được lưu trữ trong đất (ở đây là bào tử của nấm rễ). Sợi nấm cảm ứng được sự hiện diện của rễ cây bằng sự phát triển hướng vào rễ, thiết lập sự tiếp xúc với rễ và phát triển dọc theo bề mặt rễ cây. Tiếp đến một hoặc nhiều sợi nấm sinh ra khối u (chỗ phồng) gọi là giác bám, bám giữa hai tế bào biểu bì. Quá trình xâm nhập xảy ra khi sợi nấm từ giác bám đâm thủng biểu bì hoặc vỏ tế bào rễ để xâm nhập vào rễ. Thể sợi nấm sau khi xâm nhập vào rễ có thể sinh trưởng nhanh len lỏi giữa các tế bào rồi mới vào trong tế bào hình thành nên Arbuscules – có dạng giống như bụi cây nhỏ, được hình thành do sự phân nhánh lặp đi lặp lại và sự giảm chiều rộng của sợi nấm bắt đầu từ thân sợi nấm ban đầu (đường kính 5 – 10 µm) và kết thúc bằng sự gia tăng của các nhánh sợi nấm nhỏ (đường kính <1µm).
Cùng với sự xâm nhập bên trong, sợi nấm đâm nhánh ra phía ngoài và phát triển dọc theo bề mặt rễ và hình thành nên nhiều điểm xâm nhập vào rễ
45
hơn. Mạng lưới sợi nấm này có thể phát triển vài cm từ bề mặt rễ cây giúp rễ hấp thu những ion khoáng kém linh động trong đất.
Sau khi thu thập các mẫu rễ để đánh giá khả năng xâm nhiễm của nấm rễ vào rễ cây dương xỉ, ta nhận thấy nấm rễ ở các công thức có bổ sung chế phẩm đều có khả năng xâm nhiễm vào rễ cây dương xỉ, tuy nhiên khả năng xâm nhiễm của chúng ở các công thức là khác nhau.
Hình 4.4: Khả năng xâm nhiễm của nấm rễ vào rễ cây dƣơng xỉ
Từ đồ thị trên hình 4.6 ta thấy, ở hai công thức bón chế phẩm với liều lượng lớn (40 – 80 g chế phẩm/cây), khả năng xâm nhiễm của nấm rễ khá mạnh (chiếm trên 20% chiều dài rễ). Điều đó cho thấy ở hai công thức CT3 và CT4, nhiều khả năng là nấm rễ sẽ hỗ trợ đắc lực cho cây dương xỉ trong quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
46
Ta cũng thấy, mặc dù ở công thức đối chứng (CT1) không được bón chế phẩm nấm rễ Mycoroot nhưng khi đánh giá khả năng xâm nhiễm của nấm rễ vào rễ cây dương xỉ vẫn nhận thấy ở công thức này có khả năng xâm nhiễm yếu. Nguyên nhân có thể là do trong rễ cây dương xỉ lấy về trồng đã có sẵn những mảnh rễ có nấm rễ cộng sinh. Tuy nhiên, mức cộng sinh này là không đáng kể, chỉ có khoảng 2%.