Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 44 - 46)

Hưng Yên

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

 Vị trí địa lí

Xã Chỉ Đạo là xã nằm về phía Đông Bắc huyện Văn Lâm, cách trung tâm huyện 6 km, có tọa độ địa lý : Vĩ độ 20048’45’’, kinh độ: 1050

02’30’’. Xã có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp xã Minh Hải, phía Đông giáp xã Đại Đồng, phía Tây giáp xã Lạc Đạo.

 Đặc điểm địa hình, đất đai của xã Chỉ Đạo

Xã Chỉ Đạo nhìn chung có địa hình phức tạp, cao thấp không đều, thoải dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình là 3 – 4 m, với địa hình như vậy sẽ tạo điều kiện chất ô nhiễm lan tỏa trên diện rộng. Đất đai ở đây là đất phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp hàng năm, đặc tính của đất chua, hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến cao. Tầng đất canh tác chủ yếu thuộc loại đất thịt, đất thịt pha sét và đất thịt pha cát, độ dày từ 15 – 20 cm. Nhìn chung đất đai và địa hình của Chỉ Đạo phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng.

4.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Yên

Chỉ Đạo là một xã phần lớn còn là thuần nông, công nghiệp và dịch vụ mới phát triển bước đầu và còn nhỏ lẻ; diện tích đất tự nhiên là 597,1 ha, trong đó diện tích đất canh tác là 360,49 ha; dân số 8473 người. Xã nằm ở trung tâm huyện, cách thị trấn huyện lỵ Văn Lâm 6km. Có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt khá thuận lợi. Đầu năm thời tiết diễn biến phức tạp nên gặp không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh hưởng của suy thoái tài chính, kinh tế chung phục hồi chậm, giá cả nông sản thấp, một số

37

loại giảm nhẹ như: thóc, gạo, thịt gia cầm đã tác động đáng kể đến phát triển kinh tế chung của xã.

Năm 2013 giá trị tổng sản phẩm xã hội (theo giá thực tế) đạt khoảng 96.920.000.000 đồng (so với năm 2012 là 71.800.000.000 đồng, tăng xấp xỉ 13,5%). Thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 11,4 triệu đồng.

 Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp chiếm 50,5% với giá trị sản xuất gần 49 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo cấy lúa bình quân hai vụ chiêm và mùa toàn xã là 350,8 ha/vụ. Các giống lúa chủ yếu được gieo cấy là lúa chất lượng cao như nếp, Bắc thơm số 7 chiếm 55 – 60 %, lúa năng suất cao là các giống lúa lai hai dòng như TH3 – 3, Bio 404, SYN 6 chiếm khoảng 15 – 20%, còn lại là Khang dân 18 và một số giống khác. Năng suất lúa bình quân năm 2013 đạt 180 – 200 kg/sào (đạt 110 tạ/ ha giảm 10 tạ/ ha so với 2012) trong đó năng suất lúa bình quân vụ chiêm xuân đạt 230 kg/sào (6,38 tấn/ha), nhiều hộ đạt 240 – 250 kg/sào. Còn vụ mùa, do thời tiết nắng nóng, thiếu nước, cuối vụ lại bị bạc lá, cháy lá nên năng suất giảm đáng kể, chỉ đạt 150 – 160 kg/sào (giảm 40 – 50 kg/sào so với vụ mùa năm 2012).

 Chăn nuôi

Theo thống kê đến tháng 12/2013 đàn lợn có 1.934 con; đàn gia súc gia cầm 15.000 con, đàn trâu bò có 62 con. Do ảnh hưởng của giá thức ăn chăn nuôi cao, nên đàn gia súc gia cầm của xã không tăng so với năm ngoái, song vẫn duy trì ổn định.

 Tiểu thủ công nghiệp

Trong năm 2013 nghề thủ công nghiệp và dịch vụ đã khắc phục mọi khó khăn duy trì nhịp độ phát triển, tiểu thủ công nghiệp chiếm 32,5% với giá trị sản xuất xấp xỉ 31,5 tỷ đồng, dịch vụ thương mại chiếm 17% giá trị thu là gần 16,5 tỷ đồng. Toàn xã có khoảng 185 hộ tái chế kim loại màu, tái chế nhựa, dịch vụ cơ khí, ăn uống, giải khát, tạp hóa, say xát…Bình quân mỗi hộ

38

làm nghề thu từ 5 – 6 triệu đồng/tháng. Cá biệt có một số hộ thu nhập bình quân đạt trên 10 triệu đồng/ tháng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)