Hiện trạng làng nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 46 - 48)

Theo số liệu của Sở Công nghiệp Hưng Yên, trên địa bàn huyện có trên 30 làng nghề trong đó có 17 làng nghề thủ công mỹ nghệ, 4 làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, 5 làng nghề tái chế kim loại và da, và nhóm chế biến nông sản, dược phẩm, dược liệu là 8 làng nghề. Hầu hết các làng nghề trên có thiết bị công nghệ lạc hậu, chắp vá.

Từ hàng chục năm nay, Đông Mai đã nổi tiếng trong tốp các làng nghề ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất tỉnh. Theo các nhà chuyên môn, hàm lượng chì thải ra ở Đông Mai ở mức đáng lo ngại: trong nguồn nước, mức trung bình là 0,77mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7,7 - 15 lần. Ở nơi ao hồ đãi và đổ xỉ hàm lượng là 3,278mg/l; vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 32 - 65 lần. Còn trong đất, hàm lượng chì trung bình là 398,72 mg/kg. Trong không khí, từ 26,332 mg/m3 - 46,414 mg/m3, gấp 4.600 lần so với tiêu chuẩn cho phép [28].

Theo Quyết định 64-2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2007 thôn Đông Mai phải hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường, thực hiện di dời các lò tái chế chì ra khỏi khu dân cư. Đầu năm 2011, tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt dự án xây dựng cụm công nghiệp Đông Mai để tập trung các hộ tái chế kim loại độc hại sử dụng mô hình sản xuất hiện đại khép kín, để không còn chì trong khói và nước thải ra môi trường. Dự án có quy mô rộng 21 ha, nằm trên cánh đồng thôn Đông Mai, cách xa khu dân cư trên 1 km. Tuy nhiên tính đến hết năm 2013, toàn thôn vẫn còn khoảng 27 hộ tham gia tái chế chì trong khu dân cư.

Quy trình sản xuất chì ở thôn Đông Mai chủ yếu bằng phương pháp thủ công, từ lấy nguyên liệu, vận chuyển đến đưa chì vào lò nấu tái chế. Nguyên liệu nấu chì là phế thải từ bình ắc quy hỏng được thu mua từ khắp nơi trong

39

cả nước dồn về làng Đông Mai. Sau khi phá dỡ bình ắc quy lấy lõi chì, chì sẽ được cho vào lò nấu thành chì thành phẩm . Ở giai đoạn tinh chế chì, bản cực chì phế liệu được tinh chế lại bằng cách đun nóng chảy trong lò hỏa luyện. Trên bản cực chì phế liệu có nhiều chất: chì kim loại, oxit chì, chì sunfat... Để tách chì ra khỏi hỗn hợp này thì than cốc trong lò hỏa luyện sẽ là tác nhân khử oxit chì, chì sunfat về dạng chì kim loại. Do quá trình tái chế sử dụng các phương pháp truyền thống, lạc hậu nên phát sinh ra nhiều chất ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường.

Hình 4.1: Quá trình phá dỡ bình ắc quy rất thủ công (Nguồn: http://nld.com.vn/) [30] Hình 4.2: Axít từ những bình ắc quy hỏng đƣợc xả thẳng ra môi trƣờng

Trong quá trình tháo dỡ các bình ắc quy sẽ phát sinh hơi axit và bụi chì, dung dịch axit trong bình ác quy có chứa chì bị đổ bừa bãi, chảy tự do khắp

40

các cống rãnh, kênh mương; tấm cách điện và vỏ bình để khắp đường làng ngõ xóm. Còn trong quá trình tinh chế chì, axit dư trên bản cực chì, lượng chì theo bụi khói bay ra phát tán vào không khí mà không hề được xử lý, sau đó rơi xuống mặt đất, ao hồ gây ô nhiễm môi trường. Tất cả các chất thải trên, thông qua quá trình đổ thải trực tiếp hoặc lắng đọng từ không khí được tích lũy trong đất, kênh mương mà đây lại là nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp nên đã dẫn đến hiện tượng ô nhiễm kim loại tại các khu vực đất nông nghiệp, hoặc thấm sâu theo các tầng đất làm ô nhiễm nước ngầm, nước mặt tại khu vực này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 46 - 48)