Hàm lượng Pb còn lại trong đất sau thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 63 - 67)

Sau thời gian thí nghiệm 40 ngày, mẫu đất vùng rễ được thu thập để phân tích hàm lượng Pb còn lại trong đất. Kết quả phân tích được thể hiện ở hình sau:

Hình 4.7: Hàm lƣợng chì tổng số còn lại trong đất

Từ đồ thị trên ta thấy, qua thời gian thí nghiệm 40 ngày thì hàm lượng Pb còn lại trong đất có sự khác biệt giữa bốn công thức thí nghiệm và khác biệt so với hàm lượng chì trước thí nghiệm.

Sau thí nghiệm, hàm lượng chì ở tất cả các công thức đều thấp hơn so với hàm lượng chì trong mẫu đất trước khi thí nghiệm, mức giảm trung bình đạt 10,98%. Mức giảm này thấp nhất ở công thức 1 (công thức đối chứng –

56

chỉ trồng dương xỉ, không bón chế phẩm nấm rễ) với tỷ lệ 5,83%. Công thức 4 (trồng cây dương xỉ + bổ sung 80 g chế phẩm Mycoroot/ cây) có hàm lượng Pb trong đất giảm so với trước thí nghiệm đạt giá trị lớn nhất tương ứng với tỉ lệ giảm 16,4%. Còn ở công thức 2, công thức 3 mức giảm này tương ứng là 7,43% và 14,26%.

Khi tiến hành so sánh hàm lượng chì còn lại trong đất giữa các công thức thí nghiệm có liều lượng chế phẩm vi sinh vật bổ sung khác nhau thì ta nhận thấy, hàm lượng Pb còn lại thấp nhất là 1693,24 mgPb/kg đất khô (CT4 – bón 80 chế phẩm nấm rễ Mycoroot/cây), lượng chì trong đất giảm đi ở công thức này cao hơn so với công thức đối chứng (không bổ sung chế phẩm Mycoroot) tới 11,24%. Ở hai mức bón chế phẩm còn lại (20g chế phẩm/cây với CT2 và 40g chế phẩm/cây với CT3) cũng cho thấy lượng chì còn lại trong đất thấp hơn so với công thức đối chứng lần lượt là 1,7% và 8,95%.

Như vậy có thể thấy, mặc dù thời gian thí nghiệm rất ngắn, nhưng rõ ràng việc bón chế phẩm nấm rễ (Mycoroot) đã có tác dụng tích cực trong việc làm cho hàm lượng chì trong đất giảm đi. Mức giảm này chịu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm nấm rễ Mycoroot bổ sung vào đất. Với lượng chế phẩm bón vào ít (20g chế phẩm/cây) thì lượng Pb được loại bỏ khỏi đất không đáng kể, nhưng sử dụng chế phẩm với liều lượng lớn sẽ ghóp phần giảm đáng kể lượng kim loại nặng trong đất.

Tuy nhiên đây chỉ là mức giảm của Pb ở đất sát vùng rễ cây, không thể quy ra toàn bộ đất thí nghiệm bị mất đi hàm lượng Pb như trên. Nhưng nó cho thấy được thực vật và vi sinh vật đã có tác dụng tích cực đến sự huy động kim loại nặng vào sinh khối và làm cho đất giảm dần lượng kim loại nặng. Ngoài ra, lượng Pb giảm đi trong đất có thể do nhiều nguyên nhân, bên cạnh việc giảm đi do sự hấp thu của cây trồng và nấm rễ, thì một phần có thể mất đi do quá trình rửa trôi hay bị keo đất hấp thụ…

57

Hình 4.8: Hàm lƣợng chì dễ tiêu trong đất sau thí nghiệm

Kết quả phân tích các mẫu đất sau thí nghiệm cũng cho thấy, hàm lượng chì dễ tiêu – dạng linh động ở trong các công thức bón chế phẩm Mycoroot tăng lên so với công thức đối chứng. Chênh lệch giữa mức lớn nhất và nhỏ nhất lên tới 128,2 mgPb/kg đất khô. Giữa công thức đối chứng (CT1 – chỉ trồng cây, không bón chế phẩm) và công thức 2 (CT2 – trồng cây dương xỉ + bổ sung 20g chế phẩm vi sinh vật/cây) thì hàm lượng chì linh động không có sự khác biệt quá lớn, nhưng khi bổ sung chế phẩm với liều lượng lớn 40g và 80g chế phẩm/cây) thì hàm lượng chì dễ tiêu tăng lên đáng kể (đạt giá trị lần lượt là 560,41 và 574,73mgPb/kg đất khô), so với công thức đối chứng thì hàm lượng Pb dễ tiêu tăng gần 1,26 và 1,29 lần.

Sở dĩ như vậy là do trong quá trình sống rễ cây cũng như nấm cộng sinh rễ (AMF) có khả năng tiết ra các axit hữu cơ, các loại enzim… để phân giải các chất trong đất, chính những axit này góp phần làm tăng tính linh động

58

của chì. Hàm lượng Pb linh động cao tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thu Pb của cây trồng, làm cho cây dễ dàng chiết rút được Pb và tích lũy nhiều hơn trong sinh khối, nhưng đồng thời đây cũng là một yếu tố gây trở ngại trong quá trình xử lý bởi vì khi lượng Pb linh động quá cao, thì cũng đồng nghĩa với việc khả năng phát tán dễ dàng, thông qua quá trình rửa trôi, xói mòn có thể dẫn tới tình trạng lây lan nguồn ô nhiễm tới nơi khác, sự thất thoát kim loại qua quá trình rửa trôi có thể dẫn đế tình trạng đánh giá sai lệch hiệu quả xử lý thực sự của cây trồng.

59

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 63 - 67)