Tổng lượng Pb được loại bỏ khỏi đất bởi cây dương xỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 61 - 63)

Trong công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm môi trường nói chung và xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất nói riêng, người ta có thể tính toán hiệu quả của quá trình xử lý thông qua chỉ tiêu lượng chất ô nhiễm do cây trồng lấy đi khỏi đất.

Từ hàm lượng (nồng độ) chì (Pb) mà cây tích lũy được trong các bộ phận (mg Pb/kg sinh khối khô) và lượng sinh khối khô của từng bộ phận của cây (g sinh khối khô/chậu), ta có thể tính toán được lượng Pb mà cây lấy đi khỏi đất (mg Pb/ chậu).

Bảng 4.5: Tổng lƣợng Pb đƣợc loại bỏ khỏi đất do sự hấp thụ của cây dƣơng xỉ Đơn vị: mg Pb/chậu Công thức Thân lá Rễ Tổng CT1 0,53 3,18 3,71 CT2 0,63 4,6 5,23 CT3 1,00 5,78 6,78 CT4 1,13 6,14 7,27

Số liệu thu được tại bảng 4.5 cho thấy, lượng Pb loại bỏ khỏi đất do sự tích lũy trong thân lá của cây dương xỉ ở những công thức có bón chế phẩm có sự tăng mạnh mẽ so với công thức không bổ sung chế phẩm. Ở công thức bổ sung 20g chế phẩm nấm rễ Mycoroot/cây dương xỉ (CT2), lượng Pb tích lũy trong thân lá đạt 0,63 mgPb/chậu, cao hơn so với công thức đối chứng là 18,87%. Nhưng ở hai mức bón chế phẩm 40 – 80 g chế phẩm/ cây (CT3,

54

CT4) lượng chì được lấy đi khỏi đất tăng lên đột biến đạt 88,68% và 113,21% so với công thức đối chứng.

Đối với rễ, mức tăng (%) của lượng chì được loại bỏ khỏi đất trong các công thức thí nghiệm có bổ sung chế phẩm vi sinh vật so với công thức đối chứng, mặc dù không lớn như của thân lá nhưng vẫn đạt mức rất cao. Trong các công thức CT2, CT3, CT4, lượng Pb lấy ra khỏi đất tăng lần lượt là 42, 65%; 81,76 %; 93,08% so với công thức không bổ sung chế phẩm (CT1).

So sánh giữa lượng chì tích lũy trong thân lá và trong rễ ta thấy trong mỗi công thức thì lượng Pb tích lũy trong rễ luôn lớn hơn nhiều lần so với trong thân lá, thấp nhất là ở công thức 4 với lượng Pb trong rễ là 6,14 mgPb/ chậu và trong thân là 1,13mg Pb/chậu (cao gấp 5,43 lần). Giá trị này lớn nhất ở công thức 2 với mức chênh lệch lên đến 7,3 lần.

Kết quả thí nghiệm ở bảng 4.5 đã cho thấy khi bổ sung chế phẩm Mycoroot với liều lượng tăng dần thì tổng lượng chì (Pb) được loại bỏ khỏi đất cũng tăng theo. Chênh lệch giữa mức cao nhất và mức thấp nhất là 3,56 mg Pb. Ở các công thức có bón chế phẩm, lượng Pb do cây lấy đi cao hơn công thức đối chứng trung bình là 1,73 lần (dao động từ 1,41 – 1,96 lần). Bên cạnh đó ta cũng thấy, mặc dù hàm lượng chì tích lũy trong CT3 là lớn nhất (121,19 mg Pb/kg SKK (đối với thân lá) và 834,63 mgPb/kg SKK (đối với rễ)), nhưng do có ưu thế đạt được mức sinh khối khô cao nhất và cao hơn sinh khối của CT3 tới gần 13,26% nên CT4 (bón 80g chế phẩm/cây dương xỉ) mới là công thức loại bỏ được nhiều Pb nhất, tổng lượng Pb lấy ra khỏi đất đạt 7,27mg Pb. Điều này đã ghóp phần nhấn mạnh về tầm quan trọng của sinh khối thực vật đối với quá trình hấp thụ kim loại nặng. Sinh khối càng lớn thì khả năng loại bỏ kim loại nặng càng nhiều. Như vậy, việc sử dụng chế phẩm nấm cộng sinh rễ có thể rút ngắn thời gian xử lý ô nhiễm đất bởi kim loại nặng.

55

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mối quan hệ cộng sinh giữa dương xỉ và nấm rễ cộng sinh (AMF) để xử lý (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)