Yêu cầu của đạo đức mới ở người thanh niên sinh viên Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Nam hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có con người XHCN”. Ngay từ những năm 1925-1927, trong cuốn “Đường cách mệnh”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên phẩm chất đạo đức cách mạng là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trong phác thảo năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc, ở điểm thứ hai, Người hết sức quan tâm đến vấn đề xây dựng các quan hệ đạo đức mới khác hẳn với các quan hệ đạo đức cũ. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rằng phải “xây dựng luận lý: biết hi sinh mình làm lợi cho quần chúng” [40, tr.431]. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và đổi mới toàn bộ các quan niệm đạo đức của Nho giáo về các quan hệ: giới tính, dân tộc, thế hệ, giai cấp và xác lập lại các phạm trù: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm cho phù hợp với sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân ta. Người

viết: “a) Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào.

Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không

sợ oai quyền. b) Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì giấu Đảng...c) Trí...d) Dũng...e) Liêm... Đó là đạo đức cách

mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại” [41, tr.479]

Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của cuộc chạy đua “ai thắng ai” trên bình diện “chất xám”. Tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần lớn vào thế hệ trẻ, vào tầng lớp thanh niên sinh viên. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và

hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tăng cường đổi mới công tác giáo dục và tạo mọi điều kiện để thanh niên sinh viên phát huy hết tài năng sẵn có của họ. Trong đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức mới, thế giới quan mới, nhân sinh quan tích cực cho sinh viên Việt Nam cũng đòi hỏi phải gắn liền với yêu cầu mới của thực tiễn khách quan.

Xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, định hướng cho họ sự lựa chọn những giá trị đúng đắn, khắc phục những nhận thức mơ hồ, lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức và lối sống. Trên cơ sở những nguyên tắc chung của đạo đức mới, việc xây dựng đạo đức mới đặt ra yêu cầu về những phẩm chất cụ thể cần có ở người sinh viên hiện nay là:

Một là: có tinh thần yêu nước sâu sắc, trung thành tận tuỵ với nhân

dân, với Đảng cộng sản Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hai là: tinh thần hiếu học, thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ

văn hoá, chuyên môn, trình độ hiểu biết lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

Ba là: biết sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bão lớn lao.

Bốn là: học tập theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về

những phẩm chất quan trọng của một nhân cách cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng lãng phí, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, trung thực, gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm.

Năm là: phải có lòng nhân ái, thương người, tinh thần đoàn kết tập

thể, ý thức cộng đồng dân tộc cao, lạc quan, yêu đời; biết xây dựng tình bạn, tình yêu lành mạnh, chân chính.

Sáu là: đức tính chăm chỉ, cần cù, tinh thần tự lực vượt khó trước mọi

thử thách trong cuộc sống.

Bảy là: năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tinh thần sẵn sàng là

lực lượng tiên phong trong mọi lĩnh vực hoạt động, xứng đáng là cánh tay phải đắc lực của Đảng cộng sản Việt Nam.

Trên đây là những định hướng đúng đắn giúp cho thanh niên sinh viên Việt Nam hình thành một lối sống đạo đức tích cực, đủ đức, đủ tài gánh vác những trọng trách mà Tổ quốc giao cho trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)