. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới và thể bệnh
Chươn g4 BÀN LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu một năm (từ đầu tháng 7 năm 2014 đến hết tháng 6 năm 2015), có 507 bệnh nhân TBMN được điều trị tại khoa Tâm thần kinh, khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Khu vực - Vĩnh Phúc, chiếm 1,3% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện.
Tỷ lệ bệnh nhân TBMN nặng lên phải xin về và tử vong tại viện chiếm 6,3% tổng số bệnh nhân TBMN. Tỷ lệ này tương tự như kết quả trong các nghiên cứu của Lê Văn Thính [59], Nguyễn Hữu Thoại [65], Phùng Chí Lân [66], và ở một số nước khác như Bangladesh và Malaisia [67],[68]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn khi so sánh với một số nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang (20%) [58] và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (28,8%) [69]. Sự khác biệt này có thể do đặc điểm bệnh lý không giống nhau cũng như công tác điều trị và quản lý bệnh nhân khác nhau. Những bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện Khu vực Phúc Yêncó xu hướng chuyển lên tuyến trên còn nhiều.
Theo số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp: trong tổng số 1101 bệnh nhân vào viện vì bệnh lý thần kinh có 507 bệnh nhân được chẩn đoán là TBMN, chiếm tỷ lệ 46,1%. Kết quả này phù hợp với nhận xét: TBMN là một bệnh lý rất hay gặp trong các bệnh thần kinh [13].
4.1.1. Phân bố bệnh nhân TBMN theo tuổi, giới và thể bệnh
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 67,76, tuổi thấp nhất là 24, cao nhất là 98 tuổi. Nhóm bệnh nhân có tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi (p < 0,01). Tỷ lệ bệnh nhân nam: nữ là 1,39: 1. Bệnh nhân NMN có tỷ lệ cao nhất (66,4%),
khá cao và tỷ lệ nhồi máu thấp hơn tỷ lệ chung trên thế giới (75-80%) [16]. - Về tuổi: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân TBMN là 67,76 ± 14,16. Kết quả của chúng tôi phù hợp với điều tra của Dương Đình Chỉnh [32] ở Nghệ An (tuổi trung bình của TBMN là 68,5 ± 12,6 tuổi), Trần Văn Tuấn [70] ở Thái Nguyên (67,96 ± 10,86 tuổi) và D.
Bereczki ở Hungary (68 ± 13 tuổi) [71] hay một nghiên cứu khác ở Nam Mỹ (68,8 ± 13,1 tuổi) [72].
Nam giới trong nhóm đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình là 66,28 ± 13,54 và nữ là 69,82 ± 14,81. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với nghiên cứu của Phùng Chí Lân (tuổi trung bình của nam giới là 67,25 tuổi và của nữ giới là 73,47 tuổi) [66], và của Y. Kita (tuổi trung bình của nam: 69,4 ± 12,6 và nữ: 74,2 ± 10,2) [73]. Tuổi trung bình của nam giới thấp hơn so với nữ giới có thể do nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ giới.
Số bệnh nhân TBMN có tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ 5,9%, nhóm từ 45 đến 59 tuổi chiếm 23,0%, nhóm từ 60 đến 79 tuổi chiếm 48,8%, nhóm từ 80 tuổi trở lên chiếm 22,3%. Như vậy TBMN mắc nhiều hơn ở nhóm tuổi trên 60 (71,1%), sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê (với p<0,01). Kết quả này giống với số liệu nghiên cứu tại các bệnh viện ở Việt Nam như của Hoàng Khánh [74], Phạm Thị Thanh Hòa [56], Trần Thị Thúy Ngần [69], Nguyễn Hữu Thoại [65], Bùi Thị Thu Huyền [75], Phùng Chí Lân [66] và ở nước ngoài như của P. K. Myint [76]. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của Tổ chức Y tế Thế giới: “Tuổi càng cao tỷ lệ TBMN càng nhiều” [45].
Tuổi được xem là một trong những yếu tố nguy cơ không thể biến đổi được, tuổi càng cao càng nhiều yếu tố nguy cơ, đồng thời khả năng thích
kém. Điều này giải thích lý do tại sao tỷ lệ bệnh nhân mắc TBMN tăng theo tuổi. Tỷ lệ này cũng một phần phản ánh tuổi thọ hiện nay của người dân ngày càng tăng. Những người cao tuổi khi mắc TBMN thường hồi phục kém, để lại di chứng nặng nề. Vì vậy chúng ta cần hết sức quan tâm tới người cao tuổi nhất là trong việc phát hiện sớm, điều trị tích cực kịp thời nhằm hạn chế các di chứng, cải thiện cuộc sống cho nhóm bệnh nhân này.
- Về giới: Trong số 256 bệnh nhân TBMN của nghiên cứu này, nam chiếm tỷ lệ 58,2%, nữ chiếm 41,8%, tỷ lệ nam: nữ là 1,39: 1. Kết quả của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu đã được công bố, nhưng tỷ lệ cụ thể thì có thể khác nhau theo từng vùng. Tại Bệnh viện Đại học Y Dhaka ở Bangladeshtỷ lệ nam: nữ là 1,2: 1 [67]. Trong nghiên cứu của Zhaoqing Sun và cộng sự (Trung Quốc) tỷ lệ nam: nữ là 1,7: 1 [77]. Theo các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thoại [65] tỷ lệ nam: nữ là 1,26: 1, của Lê Văn Thính [59] là 1,38: 1, Hoàng Khánh [74] là 1,47:1, của Dương Đình Chỉnh [32] là 1,75: 1, của Đặng Quang Tâm [53] là 1,27: 1, của Trần Văn Tuấn [70] là 1,93: 1 của Phạm Thị Thanh Hòa [56] là 1,61: 1 và của Phùng Chí Lân [66] là 1,13:1.
Qua các nghiên cứu dịch tễ học TBMN, người ta thấy tỷ lệ TBMN ở nam giới thường cao hơn nữ. Điều này có thể là do nam giới thường phản ứng với các sang chấn về tâm lý và cơ thể mạnh hơn nữ, phần nào bị ảnh hưởng bởi đặc điểm tâm - sinh lý của giới tính. Ngoài ra, nam giới có nhiều thói quen như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ăn uống và sinh hoạt không điều độ... đã tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố nguy cơ của TBMN phát triển dẫn tới tỷ lệ TBMN thường tăng cao ở nam so với nữ.
chúng tôi tương tự với Lê Văn Thính [59], Phạm Thị Thanh Hòa [56], Trần Thị Thúy Ngần [69], Phùng Chí Lân [66] và các nghiên cứu ở Bệnh viện trường Đại học Sains Malaixia [68], Bệnh viên Đại học Y Dhaka (Bangladesh) [67]. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu não của chúng tôi lại thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thọ Mẫn [58] (tỷ lệ NMN là 72,1%), Nguyễn Văn Chương [16] (tỷ lệ NMN là 75,9%) và Y.Kita [73] (tỷ lệ NMN là 67,2%), D. Bereczki [71] (tỷ lệ NMN là 81,3%). Lý giải sự khác biệt này, chúng tôi cho rằng trong 507 bệnh nhân TBMN được điều trị tại Bệnh viện Khu vực Phúc Yên-có 251 bệnh nhân không xác định chắc chắn được thể lâm sàng do kết quả phim CLVT sọ não lần đầu bình thường. Kết quả này có thể do bệnh nhân chụp sớm nên không phát hiện được tổn thương hoặc do nhận định về chẩn đoán hình ảnh trong bệnh viện còn chưa tốt. Rất nhiều bệnh nhân trong nhóm này có thể bị nhồi máu não. Do vậy, nếu có thể chụp lại phim CLVT sọ não cho nhóm bệnh nhân này thì tỷ lệ bệnh nhân NMN cũng có thể tăng lên đáng kể.
Đánh giá sự phân bố của các thể TBMN theo giới tính, chúng tôi thấy trong hai thể NMN và CMN, nam giới đều chiếm tỷ lệ (lần lượt là 55,3% và 65,4%) cao hơn so với nữ giới, kết quả cũng tương tự với nghiên cứu của Bùi Thị Thu Huyền [75], Trần Thị Thúy Ngần [69] và Phùng Chí Lân [66].
Sự phân bố của các thể lâm sàng theo các nhóm tuổi cũng khác nhau, NMN gặp nhiều hơn ở lứa tuổi từ 61 đến 80 và trên 80 tuổi. Nguyên nhân là do các yếu tố nguy cơ gây NMN như đái tháo đường, xơ vữa mạch... thường gặp nhiều hơn ở nhóm người cao tuổi. Trong khi đó, CMN và CMDN lại xảy ra nhiều ở nhóm người trẻ hơn, có thể là do dị dạng mạch não gặp nhiều hơn
[37],[28].
4.1.2. Phân bố TBMN theo thời gian