- Kích thước của ổ chảy máu:
2. Một số yếu tố nguy cơ thường gặp của TBMN:
- Tăng huyết áp chiếm 70,7% bệnh nhân TBMN, phổ biến ở cả hai giới và hai thể NMN và CMN, chủ yếu tăng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (42,6%).
- TBMN cũ chiếm 24,2%, nhóm NMN (30,6%) hay gặp hơn nhóm CMN (12,8%).
- Rối loạn lipid máu chiếm 17,6%, trong đó nam giới 15,4%, nữ giới 20,6%, tăng cholesterol hay gặp nhất (12,1%).
- Đái tháo đường gặp ở 9,4% bệnh nhân TBMN, phổ biến trong nhóm NMN (10,6%) hơn nhóm CMN (7,7%).
- Nghiện rượu chiếm 7%, chủ yếu gặp ở nhóm CMN (12,8%).
- Các bệnh tim mạch chiếm 6,2%, nhóm NMN (8,2%) hay gặp hơn nhóm CMN (2,5%), trong đó rung nhĩ là rối loạn hay gặp nhất (37,5%).
- Tỷ lệ bệnh nhân không chụp CLVT hoặc CHT sọ não lại để kiểm tra còn cao nên không đánh giá được một số biến chứng khác gặp trong quá trình điều trị.
- Không theo dõi đánh giá được tình trạng của bệnh nhân sau khi ra viện, chuyển viện lên tuyến trên hoặc nặng xin về.
Kiến nghị:
- Cần tăng cường sự phối hợp giữa các khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thần kinh và các khoa cận lâm sàng, đặc biệt là khoa Chẩn đoán hình ảnh trong việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân TBMN. Tiến tới thành lập Đơn nguyên TBMN tại Bệnh viện khu vực - Vĩnh Phúc.
- Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ có thể gây ra TBMN, đặc biệt là tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, dự phòng cấp II ở bệnh nhân TBMN... Kết hợp với tư vấn, tuyên truyền các kiến thức về hậu quả và biện pháp dự phòng TBMN cho nhân dân tại cộng đồng.