- Thời điểm khởi phát TBMN trong ngày: TBMN xảy ra ở tất cả các giờ trong ngày, nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 5 đến 8 giờ sáng, chiếm
a. Rối loạn ý thức
Trong quần thể nghiên cứu của chúng tôi có 175 bệnh nhân bị rối loạn ý thức (điểm Glasgow dưới 15) chiếm 68,4%, rối loạn ý thức nhẹ chiếm 53,9%, bệnh nhân có Glasgow dưới 8 điểm chỉ chiếm 14,4% (Bảng 3.11 và bảng 3.12).
Bệnh nhân CMN và CMDN có rối loạn ý thức chiếm tỷ lệ lần lượt là 93,6% và 75%. Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân CMN của Nguyễn Minh Hiện là 33,3% [83], của Trần Tuấn Anh là 81,1% [87].
Chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn ý thức do NMN (chiếm 56,5%) thấp hơn so với bệnh nhân CMN và CMDN. Rối loạn ý thức là một trong những triệu chứng khiến bệnh nhân phải được đưa vào viện sớm vì vậy nhóm bệnh nhân CMN và CMDN thường sẽ được nhập viện sớm hơn
- Nhức đầu trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 64,5% chung cho các thể TBMN, cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hà (44,2%) [79], Phùng Chí Lân (51%) [66] và Dương Đình Chỉnh(55,8%) [32]. - Tỷ lệ bệnh nhân NMN bị nhức đầu là 55,3%. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Phùng Chí Lân (56,7%) [66], Trần Thị Thúy Ngần (53,5%) [69], nhưng cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Tuấn (23,7%) [82].
- Tỷ lệ nhức đầu trên bệnh nhân CMN của chúng tôi là 82,1%. Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Tuấn Anh (83,2%) [87], nhưng cao hơn các nghiên cứu của Nguyễn Minh Hiện (53,4%) [83] và Phùng Chí Lân (40%) [66].
- Có 7/8 bệnh nhân CMDN bị nhức đầu, chiếm 87,5%. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với nhóm NMN và CMN. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thúy Ngần (83,3%) [69]. c. Liệt nửa người
Có 180/256 trường hợp TBMN bị liệt nửa người chiếm 70,3%; tỷ lệ liệt nửa người trong nhóm bị NMN và CMN là 73,5% và 69,2%, liệt nửa người không gặp nhiều ở nhóm bệnh nhân CMDN (12,5%).
Nghiên cứu trên bệnh nhân NMN của Phùng Chí Lân [66] và Nguyễn Xuân Huyến [81], tỷ lệ bệnh nhân bị liệt nửa người là 76,6% và 85,9%.
Nghiên cứu trên bệnh nhân CMN của Nguyễn Minh Hiện [83] và Trần Tuấn Anh [87] tỷ lệ này lần lượt là 79,9% và 84,8%.
Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các tác giả khác, liệt nửa người là triệu chứng hay gặp trong bệnh cảnh TBMN, là một trong những lý do khiến cho di chứng của TBMN trở lên nặng nề hơn, hạn chế khả
đề này giúp chúng ta có thái độ tốt trong phòng tránh TBMN cũng như có những phương pháp phục hồi chức năng hiệu quả cho bệnh nhân TBMN. d. Liệt dây thần kinh sọ
Liệt dây thần kinh VII trung ương cùng bên với liệt nửa người chiếm 46,5%. Tổn thương các dây thần kinh sọ khác như dây II, dây III, dây VI, dây IX, X, XI chiếm tỷ lệ thấp (2,3%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Phùng Chí Lân [66] (liệt VII trung ương chiếm 19,2%), nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hà [79] (liệt dây VII trung ương 81,8%), Nguyễn Xuân Huyến [81] (liệt VII trung ương 82,3%), Nguyễn Minh Hiện [83] (liệt dây VII 69%) và của Trần Tuấn Anh [87] (liệt các dây thần kinh sọ 78,3%). Khác biệt này có thể là do những nghiên cứu tiến hành trên các thể bệnh khác nhau hoặc đặc điểm vị trí tổn thương không giống nhau. e. Dấu hiệu màng não
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dấu hiệu màng não hay gặp nhất ở nhóm bệnh nhân CMDN (50,0%), nhóm CMN gặp ít hơn (2,6%) và không gặp ở nhóm NMN.
Nghiên cứu của Trần Thị Thúy Ngần [69] và Phạm Thị Thu Hà [79] cho biết tỷ lệ bệnh nhân CMDN có dấu hiệu màng não lần lượt là 88,9% và 100%. Như vậy dấu hiệu màng não có tính chất gợi ý trong việc chẩn đoán phân biệt các thể lâm sàng của TBMN. Vấn đề này cũng được các tài liệu về TBMN đề cập đến [17], [88].
nghiên cứu này có 61/256 bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn, chiếm 23,9%. Tỷ lệ rối loạn cơ tròn ở bệnh nhân CMN và CMDN chiếm 45,5% và 25,0% cao hơn so với bệnh nhân NMN (14,1%).
Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hà [79] và Nguyễn Minh Hiện [83] cho biết rối loạn cơ tròn chiếm 27,8% và 34,2%. Như vậy kết quả của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của hai nghiên cứu này.
Nhiều tác giả cho rằng rối loạn cơ tròn được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình theo dõi, đánh giá tiến triển TBMN [32], [69]. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, loét vùng cùngcụt... Xây dựng chế độ chăm sóc riêng đối với các bệnh nhân này hết sức cần thiết để giảm các biến chứng thứ cấp sau TBMN.