Công tác thu gom, xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 65)

4.3.3.1 Phân loại các nguồn nước thải

Nước thải tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn phát sinh từ những nguồn: nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ nhân viên tại bệnh viện, đặc biệt là nước thải y tế phát sinh từ các khoa. Dưới đây là nguyên tắc phân luồng xử lý nước thải tại bệnh viện:

Sơ đồ 4.4. Nguyên tắc phân luồng xử lý nước thải tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn

(Nguồn Bệnh viện đa khoa Nga Sơn, 2015) 4.3.3.2 Thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn

Hiện tại bệnh viện đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống này bao gồm hệ thống ống nhựa PVC D90 thu nước từ trên mái dẫn vào hệ thống mương thoát nước có nắp đậy bao quanh các nhà xung quanh bệnh viện. Toàn bộ hệ thống nương được làm bằng nắp đan BTCT, trên tuyến mương có lắp đặt hố gas lắng cặn, tổng chiều dài tuyến thu gom nước mưa của bệnh viện khoảng 592,5m. Định kỳ toàn bộ hệ thống rãnh được công nhân nạo vét bùn đất, đảm bảo dòng chảy thông suốt. Nước mưa sau khi được thu từ hệ thống rãnh thoát nước trên sẽ được dẫn ra sông Hưng Long (phía Nam bệnh viện).

Nước thải y tế (Từ các khoa

phòng)

Nước thải sinh hoạt

Bể tự hoại 3 ngăn Hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện

Song chắn rác+ hố gas

Nước mưa chảy tràn và nước rửa đường, tưới

cây Sô ng H ưn g L on g

Nước thải sinh hoạt được chia thành 2 dòng:

+ Dòng 1: là dòng nước thải phát sinh từ quá trình tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh thông thường. Nước thải loại này có nồng độ các chất ô nhiễm không cao chủ yếu là các chất cặn bã, chất hoạt động bề mặt như chất tẩy rửa, xà phòng, dầu mỡ,.. được thu gom bằng hệ thống đường ống D90 sau đó dẫn tới hố ga. Hố ga có tác dụng lắng và làm giảm nồng độ các chất hoạt động bề mặt. Sau khi qua hố ga nước thải được xả thẳng ra sông Hưng Long.

+ Dòng 2: Nước thải từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu):

Nước thải từ nhà vệ sinh được làm sạch bằng hệ thống bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải đồng thời làm các chức năng: lắng phân hủy cặn lắng và lọc. Cặn lắng giữ trong bể từ 3-6 tháng, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan.

Hiện tại bệnh viện có 11 bể tự hoại (tổng thể tích 99m3) xử lý nước thải từ nhà vệ sinh trong các khu nhà điều trị với thể tích như sau: 1 bể 21 m3, 3 bể 4 m3 đặt ở khu nhà khám bệnh- xét nghiệm- quản lý hành chính, 1 bể 18 m3, 1 bể 4 m3 đặt tại khu nhà khoa nội – nhi- cấp cứu, 1 bể 16 m3; 1 bể 4 m3 đặt tại

khu nhà điều trị Ngoại- Sản- Liên chuyên khoa, 1 bể 9 m3 đặt tại khu nhà

Dược – Đông Y, 1 bể 9 m3 đặt tại khu nhà chống nhiễm khuẩn giặt là, 1 bể 6 m3 đặt tại khu nhà Lây.

Nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện bằng ống nhựa D200 để tiếp tục xử lý trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.

4.3.3.3 Thu gom và xử lý nước thải y tế

Hình 4.3 Khu vực xử lý nước thải y tế bệnh viện đa khoa Nga Sơn

(Nguồn Số liệu điều tra, 2015)

Nước thải y tế phát sinh từ quá trình điều trị, từ các khoa xét nghiệm,

khu phẫu thuật. Lượng nước thải này có lưu lượng khoảng 14,76 m3/ngày.đêm

chứa hàm lượng lớn các chất ô nhiễm như BOD, COD, amoni, coliform và nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Nguồn nước thải này được thu gom bằng hệ thống ống PVC D250 về hệ thống xử lý nước thải tập trung đặt ở phía Đông Bắc của bệnh viện.

Hệ thống nước thải tập trung của bệnh viện đa khoa Nga Sơn áp dụng

công nghệ SBR, công suất Q = 200-250 m3/ngày đêm.

Sơ đồ 4.5. Sơ đồ xử lý nước thải tập trung của bệnh viện đa khoa Nga Sơn

Nước thải Song chắn rác

Bể tập trung nước thải Bể xử lý hiếu khí SBR ơ Thổi khí Bơm bùn

Công ty Môi trường huyện Nga Sơn xử lý

Bể tiếp xúc khử trùng Sông Hưng Long Hóa chất Bể ủ bùn

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh sau khi được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn cùng với nước thải y tế được thu gom bằng hệ thống đường ống riêng, qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất cớ lớn và dẫn vào bể tập trung nước thải. Từ bể tập trung nước thải, nước thải được bơm lên bể SBR.

Tại bể SBR có lắp đặt máy thổi khí sơ bộ để khuấy trộn nước thải đồng thời oxy hóa một phần các chất hữu cơ trong nước thải. Nước thải tại đây được điều chỉnh pH tối ưu. Nhằm giảm hàm lượng các khí độc hại có trong nước và các chất cặn bã sau khi xử lý các chất cặn bã được dẫn vào bể ủ bùn để ủ trước khi mang đi chôn lấp.

Nước đã được xử lý tại bể SBR sau khi đã tách bùn được dẫn đến bể

tiếp xúc. Nước thải tại bể tiếp xúc đã được xử lý triệt để thành phần ô nhiễm hóa lý. Tuy nhiên trong nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều vi sinh vật gây hại, do đó cần khử trùng nước thải bằng phương pháp hóa học (khử trùng bằng dung dịch clorua vôi). Lượng clo dư có thể còn trong nước khử trùng sẽ được bay hơi hết sau thời gian đối lưu khoảng 20-30 phút. Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn cho phép được thoát ra ngoài sông Hưng Long.

Bảng 4.7. Nồng độ chất ô nhiễm sau xử lý trong nước thải bệnh viện đa khoa Nga Sơn (2/6/2014)

Tên chỉ tiêu Kết quả đo Đơn vị

QCVN 28:2010/BTNMT

(Cột A)

pH 7,0 - 6,5-8,5

BOD5 29,2 mg/l 30

Chất rắn lơ lửng 50,6 mg/l 50

Hàm lượng P/PO43- 6,4 mg/l 6

Hàm lượng N/NO3- 12,2 mg/l 30 Hàm lượng N/NH4+ 4,9 mg/l 5 Coliforms 4600 MPN/ml 3000

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 65)