Tổ chức quản lý và thực thi pháp luật trong quản lý chất thải tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 50 - 51)

4.3.1.1 Quản lý về mặt hành chính

Trách nhiệm quản lý chất thải y tế trong bệnh viện đa khoa Nga Sơn thuộc về hai đối tượng chủ yếu là các cơ quan trong bệnh viện đứng đầu là Giám đốc bệnh viện và đội vệ sinh môi trường huyện Nga Sơn.

Giám đốc bệnh viện là người có nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại thoe quy định tại hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng kí, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (theo thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ tài nguyên môi trường); quy chế quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 3/12/2007 của bộ trưởng Bộ y tế); hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (Ban hành kèm thưo thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng Bộ y tế). Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm Phó Giám đốc là phó chủ tịch, trưởng phòng kể hoạch tổng hợp là thư ký và 7 thành viên khác là các trưởng phó các khoa phòng trong bệnh viện. Chức năng và nhiệm vụ là tư vấn cho giám đốc tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn để kiểm tra, đôn đốc các thành viêntrong bệnh viện thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về vô khuẩn; kiểm soát nhiễm khuẩn toàn bệnh viện.

Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn gồm Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng điều dưỡng, trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và một số trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Nhiệm vụ của mạng lưới là làm nòng cốt trong đơn vị công tác để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn có nhiệm vụ giám sát tất cả các công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, theo dõi môi trường bệnh viện, khử tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho các khoa phòng, đồ vải phòng mổ, tham gia tư vẫn

cho ban giám đốc biết những quy định, quy trình hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý nước thải trong bệnh viện.

Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ: tổ chức và kí hợp đồng với công ty công trình đô thị xử lý chất thải, quản lý, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, công trình y tế, quản lý mua sắm vật tư tiêu hao.

Trách nhiệm của đội vệ sinh môi trường huyện Nga Sơn là hàng ngày đến thu gom vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt trong bệnh viện tới bãi rác chung của huyện.

Nhìn chung bệnh viện đa khoa Nga Sơn đã xác định được cụ thể nhiệm vụ đặt ra đối với từng bộ phận trong công tác vệ sinh môi trường và quản lý chất thải bệnh viện. Tuy nhiên quá trình còn lơ là, nhiều hoạt động bị phơi lỏng, làm chưa đến nơi đến chốn. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn kinh phí hạn hẹp, trình độ quản lý chất thải y tế cũng như nhận thức của mỗi người về tác hại của chất thải rắn y tế nguy hại còn chưa cao. Chính vì thế mà việc tiếp cận trong quản lý chất thải y tế trong bệnh viện còn vướng nhiều khó khăn.

4.3.1.2 Các văn bản pháp luật bệnh viện đang thực hiện

Về vấn đề quản lý chất thải nguy hại của bệnh viện tiếp cận quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ y tế ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT; thông tư số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng kí cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

4.3.1.3. Kinh phí dành cho công tác quản lý chất thải tại bệnh viện

Theo báo cáo của phòng tài chính kế toán, chi phí quản lý chất thải bệnh viện trong năm 2014 là:

- Kinh phí mua vật tư tiêu hao trong xử lý chất thải y tế: 6.420.000 đồng - Kinh phí mua hóa chất để xử lý nước thải: 30.000.000 đồng

- Kinh phí mua dầu để đốt chất thải rắn y tế: 100.000.000 đồng

- Kinh phí vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt: 290.000.000 đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 50 - 51)