Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 51 - 59)

4.3.2.1 Quản lý về mặt kỹ thuậtt

Phân loại tại nguồn Rác thải tái chế Bán Bệnh viện đa khoa Nhà lưu giữ Rác thải y tế nguy hại Đội vệ sinh môi Nhà lưu giữ Rác thải sinh hoạt Chất thải rắn y tế

Sơ đồ 4.2. Quy trình quản lý về mặt kỹ thuật chất thải y tế bệnh viện đa khoa Nga Sơn

(Nguồn Bệnh viện đa khoa Nga Sơn, 2015)

Vì bệnh viện không điều trị ung thư mà chủ yếu sử dụng thiết bị chụp X- quang, máy siêu âm, máy điện tim nên chỉ tạo ra các tia bức xạ gamma và thải

ra chất phóng xạ ở dạng lỏng trong quá trình rửa phim. Còn các bình áp suất chiếm tỉ lệ nhỏ nên là đối tượng không được quan tâm nhiều trong hoạt động quản lý chất thải y tế trong bện viện.

Qua thời gian phỏng vấn, điều tra tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn với các đối tượng là điều dưỡng, hộ lý, y tá, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về vấn đề phân loại chất thải, ta có kết quả sau:

Bảng 4.6. Kết quả phân loại rác thải của một số đối tượng trong bệnh viện

(Đơn vị: %)

Phân loại Điều dưỡng Y tá, hộ lý

Bệnh nhân và người nhà bệnh

nhân

Đúng 95 80 68

Chưa đúng 5 20 32

(Nguồn Số liệu điều tra, 2015)

Biểu đồ 4.3. Kết quả phân loại rác thải của một số đối tượng trong bệnh viện

Từ biểu đồ ta thấy tỉ lệ phân loại chính xác của điều dưỡng viên là cao nhất với 95% bởi đây là đối tượng được trang bị khối lượng kiến thức lớn và hiểu rõ tính chất của từng loại chất thải. Đối với các y tá và hộ lý là 2 đối tượng trực tiếp tham gia vào phân loại rác y tế nhưng lại có tỉ lệ phân loại đúng chỉ ở mức 80% điều này cho thấy kĩ năng phân loại và kiến thức phân loại rác thải y tế chưa cao. Xảy ra tình trạnh này do bệnh viện không thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kĩ năng phân loại rác cho các đối tượng y tá, hộ lý. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là đối tượng phát thải nhiều chất thải rắn sinh hoạt nhất nhưng ý thức trong công tác phân loại chưa cao, tỷ lệ phân loại đúng chỉ đạt 68%, còn 32% chưa đúng.

4.3.2.2 Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh

Quy trình phân loại chất thảiy tế nguy hại và chất thải sinh hoạt tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn được áp dụng theo đúng quy chế của Bộ y tế. Tại mỗi khoa lâm sàng đều được trang bị các loại túi và thùng rác với những màu khác nhau:

• Thùng, túi nilon màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt thông thường bao

gồm giấy, báo, tài liệu, khăn gạc, các đồ dùng và các vật liệu y tế chăm sóc người bệnh không dính máu,… thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ các sàn nhà (trừ chất thải thu gom từ buồng cách ly) và từ các khu vực ngoại cảnh.

• Thùng, túi nilon màu vàng: để thu gom các loại chất lâm sàng không

sắc nhọn

• Thùng, hộp nhựa màu vàng đựng các vật sắc nhọn, bên ngoài có biểu

tượng về nguy hại sinh học: để thu gom các chất thải lâm sàng sắc nhọn như kim tiêm, bơm tiêm kèm kim tiêm, dao mổ, pipet, các lam kính xét nghiệm, đĩa nuôi cấy,…

Khoa cận lâm sàng còn có thêm thùng, túi màu đen: để thu gom các chất thải hóa học và chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.

Trên xe tiêm và xe làm thủ thuật cũng phải được trang bị đầy đủ phương tiện để thu gom chất thải sinh hoạt, lâm sàng và chất thải sắc nhọn.

Hình 4.1 Phân loại rác tại các khoa, phòng bệnh viện đa khoa Nga Sơn

(Nguồn Số liệu điều tra, 2015) 4.3.2.3 Công tác thu gom chất thải

Rác được cho vào các thùng có màu khác nhau như đã nói ở trên, khi rác đầy tới vạch quy định 2/3 túi đựng chất thải, nhân viên vệ sinh chịu trách nhiệm thu gom chất thải từ nơi phát sinh tới nơi tập trung chất thải của khoa phòng. Rác được thu gom vào lúc 10h sáng và 17h chiều hàng ngày . Khi rác đầy ở mỗi thùng rác, nhân viên vệ sinh cột túi, mang vào một khu vực chứa rác của khoa. Trong quá trình thu gom rác tránh không để chất thải bị vương vãi ra ngoài. Các khu dọc theo công viên, khu hành chính, khu khám bệnh đều có đặt thêm các thùng rác và được thu gom theo quy định như tại các khoa, phòng.

4.3.2.4 Vận chuyển chất thải tại bệnh viện

Hàng ngày đội vệ sinh của bệnh viện đến nhận rác, mang rác đi bằng xe kéo tay đậy kín đến nhà chứa rác tập trung của bệnh viện. Xe vận chuyển rác từ các khoa, phòng đến nơi thu gom chất thải theo đúng giờ quy định (vào

bằng xe chuyên dụng, có xe vận chuyển riêng cho từng loại rác thải (gồm 2 loại): xe rác sinh hoạt và xe rác y tế. Các túi rác y tế được nạp vào các thùng rác tại nhà thu gom rác của bệnh viện.

Một số quy định về vận chuyển rác tại bệnh viện:

• Có quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận

chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.

• Các phương tiện vận chuyển phải được cọ rửa, tẩy uế sau khi vận chuyển

chất thải và phải có logo đúng theo quy định

• Nhân viên vận chuyển chất thải phải mang bảo hộ theo đúng quy định

• Rác thải sinh hoạt phải được đóng gói trong các thùng hoặc trong các

hộp carton trong quá trình vận chuyển ra ngoài bệnh viện.

4.3.2.5 Hoạt động lưu trữ chất thải

Rác thải sinh hoạt được lưu giữ tại nhà chứa rác của bệnh viện trong lúc chờ Công ty môi trường huyện Nga Sơn đến lấy. Nhà chứa rác của bệnh viện đảm bảo được một số quy chế như:

• Cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, xa nơi công cộng và lối đi

• Có tường xây xung quanh, có mai che, có cửa và có khóa

• Có trang bị đầy đủ phương tiện rửa tay, bảo hộ cá nhân, có các vật dụng và hóa chất cần thiết để làm vệ sinh và xử lý sơ bộ chất thải

• Có điện chiếu sáng

4.3.2.6 Xử lý chất thải rắn

Bệnh viện đa khoa Nga Sơn là nơi thải ra tương đối nhiều chất thải y tế. Mỗi ngày bệnh viện thải ra khoảng 27-30kg chất thải rắn y tế. Từ năm 2008 bệnh viện đã được lắp đặt một hệ thống lò đốt chất thải y tế độc hại với công suất 10kg/mẻ, Model BDF-LDR 10i, do công ty Dược-Trang thiết bị y tế Bình Định sản xuất. Lò đốt được đặt ở phía Bắc của bệnh viện. Tần suất đốt 2 lần/ngày.

Rác thải thông thường của bệnh viện đã được phân loại từ các khoa đựng túi nilon màu xanh vận chuyển tới nhà rác chứa tạm, sau 24h được chuyển xuống bãi rác của huyện.

Rác thải y tế được phân loại (theo quy chế quản lý chất thải rắn y tế ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007). Được vận chuyển xuống nhà chứa tạm rác y tế sau 24h được thiêu hủy bằng lò đốt Model BDF-LDR.

Rác thải

Khí thải

Thải vào môi trường

Sơ đồ 4.3. Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải rắn của bệnh viện đa khoa Nga Sơn

(Nguồn Bệnh viện đa khoa Nga Sơn, 2015)

Chất thải rắn sẽ được đốt bằng lò đốt BDF-LDR 10i với công suất phù hợp (P= 10kg/h). Lò đốt BDF-LDR 10i là loại lò nhiệt độ cao, có kiểm soát luồng khí, ứng dụng kĩ thuật đốt 2 lần. Rác phế thải được đưa vào lò đốt ở buồng sơ cấp có nhiệt độ ≥8500C. Khí thải ra ở lò đốt sơ cấp được đốt lại lần

Nạp liệu

Xử lý tro xỉ

Đốt rác thải trong buồng đốt sơ cấp (≥8500C)

Đốt rác thải trong buồng đốt thứ cấp (≥1.1000C) M ột ph ần k hí nó ng tu ần h oà n

hai ở buồng thứ cấp có nhiệt độ ≥1.1000C. Không khí cung cấp cho quá trình đốt từ hệ thống quạt lý tâm và các đường ống có van kiểm soát luồng khí. Quy trình vận hành lò đốt: nhiên liệu được cấp ào bồn chứa, sau đó các van dầu được mở để nhiên liệu tự chảy vào thiết bị đốt. Đặt thời gian hoạt động cho hai thiết bị đốt, các rơle sẽ phân cấp thời gian theo từng buồng đốt. Thời gian thích hợp cho buồng đốt sơ cấp từ khoảng 60 phút, cho buồng đốt thứ cấp và quạt thông gió khoảng 6 giây. Khi hệ thống vận hành tại các buồng đốt tương ứng sẽ có đồng hồ báo nhiệt độ. Quan sát nhiệt độ tại các buồng: khi nhiệt độ tại buồng đốt sơ cấp đạt đến nhiệt độ từ 850-11000C thiết bị đốt sẽ tương ứng ngừng hoạt động, khi nhiệt độ hạ xuống đến 80000C thiết bị đốt tương ứng sẽ hoạt động trở lại.

Xử lý tro xỉ: tro và xỉ phát sinh sau khi đốt được thu gom vào túi buộc kín và lưu giữ tại nhà để chất tạm có mái che, tường bao quanh gần khu vực lò đốt.

Đối với chất thải rắn nguy hại không thể tiêu hủy được: do tính chất

đặc thù của nguồn chất thải không thể tiêu hủy được nên việc xử lý phải được các cơ quan có thẩm quyền quyết định và do đơn vị xử lý có chức năng hoạt động trong lĩnh vực do cơ quan thẩm quyền cấp (Theo quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, chất thải độc hại của bệnh viện)

Hiện tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn đã thu gom và lưu giữ nguồn chất thải này vào khu nhà kho có diện tích 60m2 ngay sát cạnh khu vực lò đốt.

Hình 4.2 Lò đốt chất thải y tế (BDF-LDR 10i)

(Nguồn Số liệu điều tra, 2015)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w